Vĩnh Phúc đề ra loạt giải pháp thúc đẩy kinh tế - xã hội các tháng cuối năm

Tháo gỡ các vướng mắc, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng, phục hồi kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh Vĩnh Phúc những tháng cuối năm 2024.

Tháng 7/2024, Partron Vina (KCN Khai Quang) đã tăng vốn đầu tư lên 269 triệu USD để mở rộng sản xuất.

Tháng 7/2024, Partron Vina (KCN Khai Quang) đã tăng vốn đầu tư lên 269 triệu USD để mở rộng sản xuất.

Bức tranh kinh tế nhiều điểm sáng

Trong 6 tháng đầu năm 2024, kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc đã vượt qua khó khăn của năm 2023 và đang dần được phục hồi, các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn có sự khởi sắc ở cả 3 khu vực kinh tế. Tốc độ tăng GRDP ước tính đạt 6,26% (đứng thứ 9/11 tỉnh vùng Đồng bằng Sông Hồng và thứ 32/63 cả nước).

Riêng tháng 7/2024, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp tục có bước tăng trưởng tích cực, sản xuất nông nghiệp ổn định, hoạt động kinh doanh thương mại tiếp tục đà tăng so với tháng trước và tăng cao so cùng kỳ, các chỉ số phản ánh tình hình kinh tế của tỉnh cho thấy sự phát triển kinh tế đồng đều trên nhiều lĩnh vực.

Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp trên địa bàn (IIP) ước tính tăng 6,49% so với tháng trước và tăng 19,93% so với cùng kỳ, mức tăng cao nhất kể từ đầu năm đến nay. Sản xuất công nghiệp của tỉnh đã có chuỗi tăng 5 tháng liên tiếp, tính chung 7 tháng đầu năm 2024, IIP toàn ngành công nghiệp ước tính tăng 11,39% so với cùng kỳ năm 2023.

Một số ngành công nghiệp có chỉ số sản xuất trong tháng tăng cao, đóng góp vào mức tăng chung: ngành sản xuất linh kiện điện tử tăng 5,72% so tháng trước và tăng 18,89% so với cùng kỳ, nhu cầu sản phẩm điện tử tăng cao giúp doanh thu ngành tiếp tục tăng.

Ngành sản xuất xe máy sau khoảng thời gian trầm lắng, đã có dấu hiệu phục hồi tích cực, IIP tháng 7/2024 ước tăng 17,96% so với tháng trước và tăng 40,38% so với cùng kỳ, các doanh nghiệp trong ngành tiếp tục ra mắt thị trường một số dòng sản phẩm mới với nhiều cải tiến về kiểu dáng, hiệu suất và công nghệ, đáp ứng nhu cầu của đông đảo người tiêu dùng.

Ngành sản xuất chế biến thực phẩm tăng 30,12%, ngành sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 63,93%, sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 23,45% so với cùng kỳ năm trước...

Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 12,22% so với tháng trước và tăng 17,19% so với cùng kỳ năm 2023, trong khi đó chỉ số tồn kho giảm 2,66% so với tháng trước và giảm 13,28% so với cùng kỳ năm trước, cho thấy sản phẩm được tiêu thụ nhanh và hiệu quả quản lý tồn kho tốt, góp phần vào sự ổn định và phát triển của ngành công nghiệp.

 Tiến độ Dự án cầu vượt đường sắt trên đường Nguyễn Tất Thành đang được đẩy nhanh tiến độ thi công.

Tiến độ Dự án cầu vượt đường sắt trên đường Nguyễn Tất Thành đang được đẩy nhanh tiến độ thi công.

6 tháng đầu năm 2024, mặc dù diện tích gieo trồng vụ Đông Xuân 2023 - 2024 là 52.182ha, giảm 0,54ha so với cùng kỳ năm ngoái và thời tiết có nhiều diễn biến bất thường nhưng tổng sản lượng lương thực có hạt vẫn đạt 216.455 tấn, tăng 1,3%, góp phần đưa tổng giá trị sản xuất ngành Nông nghiệp trên địa bàn tỉnh ước đạt gần 6.500 tỷ đồng, đạt 54,8% kế hoạch năm, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm 2023.

Trong đó, trồng trọt tăng 0,3%, chăn nuôi tăng 2,7%, lâm nghiệp tăng 3,3%, thủy sản tăng 3,9%. Năng suất các sản phẩm chính như lúa tăng 1,02%, ngô tăng 3,68%; khoai lang tăng 3,1% trứng gia cầm tăng 7,6%, sữa bò tăng 3,1%, thịt lợn tăng 6,3%...

Tính đến 15/7, tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 16 nghìn tỷ đồng, tăng 3,72% so với cùng kỳ, bằng 50,37% dự toán giao đầu năm, trong đó thu nội địa đạt 13,4 nghìn tỷ, tăng 5,32%. Tổng chi ngân sách Nhà nước đạt 13,7 nghìn tỷ đồng, giảm 5,27% so với cùng kỳ.

Các hoạt động kinh doanh dịch vụ thương mại ổn định, không có biến động lớn về mức giá, sản phẩm đa dạng, chủng loại và mẫu mã phong phú, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.

Các lĩnh vực văn hóa, xã hội tiếp tục được quan tâm, đầu tư phát triển. Tỉnh đã làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân; tổ chức thành công Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024 - 2025, Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia.

Công tác quốc phòng, an ninh được tăng cường; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh được bảo đảm.

Tăng tốc những tháng cuối năm

Để hoàn thành nhiệm vụ của cả năm 2024, những tháng cuối năm, tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục triển khai đồng bộ, bài bản, quyết liệt các chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, trong đó, trọng tâm là triển khai các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế; đẩy mạnh các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, kinh doanh thương mại dịch vụ, du lịch.

 Tháo gỡ các vướng mắc, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng, phục hồi kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh Vĩnh Phúc những tháng cuối năm 2024.

Tháo gỡ các vướng mắc, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng, phục hồi kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh Vĩnh Phúc những tháng cuối năm 2024.

UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã có Văn bản 5390/UBND-KT5 yêu cầu các sở, ban ngành tăng cường thực hiện nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, tham mưu phát triển kinh tế - xã hội các tháng cuối năm 2024.

Trong đó, UBND tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, tiếp tục thực hiện quyết liệt, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra.

Trọng tâm là chương trình công tác các tháng cuối năm 2024 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; Chương trình hành động số 02/CTr-UBND ngày 19/1/2024 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 5/1/2024 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024 và Nghị quyết số 55/NQ-HĐND ngày 15/12/2023 của HĐND tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.

Chủ động tham mưu, đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh. Theo dõi sát diễn biến trong nước, quốc tế, chủ động phân tích, đánh giá, dự báo đối với các ngành, lĩnh vực phụ trách để sớm có giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến với sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Đẩy mạnh thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, 3 chương trình mục tiêu quốc gia và các dự án trọng điểm trên địa bàn; xác định nhiệm vụ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị trọng tâm; bám sát kế hoạch, mục tiêu giải ngân chi tiết từng dự án để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo.

Tăng cường rà soát các khó khăn, vướng mắc, các tồn tại, hạn chế, điểm nghẽn, tăng cường tham mưu UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo, giải quyết dứt điểm các vướng mắc; tiếp tục đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền tháo gỡ các vướng mắc theo phân cấp, thẩm quyền, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng, phục hồi kinh tế…

PV

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/vinh-phuc-de-ra-loat-giai-phap-thuc-day-kinh-te-xa-hoi-cac-thang-cuoi-nam-post694875.html
Zalo