VIMC quyết tâm giữ vững thành quả, không ngừng đổi mới

Theo Tổng Giám đốc Nguyễn Cảnh Tĩnh 'Chúng ta không thay đổi được hướng gió nhưng có thể điều chỉnh được cánh buồm - đây là cách mà VIMC nỗ lực vượt qua'.

Trong lĩnh vực cảng biển, sản lượng hàng hóa thông qua các cảng biển trong hệ thống VIMC ước đạt 145 triệu tấn, bằng 126% cùng kỳ và bằng 117% kế hoạch 2024.

Trong đó, sản lượng container đạt 6,2 triệu Teus, bằng 127% cùng kỳ và bằng 119% kế hoạch 2024. Sản lượng khối cảng biển tăng trưởng tốt và cao hơn mức tăng trung bình của cả nước do VIMC đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp nhằm duy trì và tăng trưởng thị trường, thị phần.

Cảng Hải Phòng

Cảng Hải Phòng

Kết quả kinh doanh từ 2 lĩnh vực trụ cột nói trên đã đưa doanh thu toàn VIMC đạt 24.813 tỷ đồng (trong đó doanh thu hợp nhất đạt 18.208 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ 2023 và vượt 35% kế hoạch).

Lợi nhuận toàn VIMC ước đạt 4.940 tỷ đồng (trong đó lợi nhuận hợp nhất đạt 3.510 tỷ đồng tăng 65% so với cùng kỳ 2023, vượt 28% kế hoạch).

Với kết quả sản xuất kinh doanh đã đạt được, trong những năm vừa qua, công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, người lao động luôn được quan tâm. Năm 2024, tiền lương người lao động bình quân toàn VIMC đạt 18,2 triệu đồng/người/tháng.

Năm 2024, tất cả các dự án trọng điểm của VIMC đã được đẩy mạnh triển khai, cơ bản đã đạt được tiến độ theo kế hoạch đề ra: Dự án đầu tư xây dựng Bến container số 3, số 4 thuộc cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, dự kiến hoàn thành toàn bộ dự án trong năm 2025.

Siêu dự án Cảng Cần Giờ

Siêu dự án Cảng Cần Giờ

Đặc biệt trong năm 2024, VIMC đã phối hợp với Cảng Sài Gòn tích cực, bám sát các Bộ, Ngành để giải trình bổ sung hồ sơ Dự án Cảng trung chuyển quốc tế tại huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh. Đây là dự án có quy mô lớn được kỳ vọng sẽ trở thành trung tâm trung chuyển quốc tế của TP. Hồ Chí Minh và khu vực.

Hiện nay, hệ thống cảng của VIMC đã tiếp nhận và cung cấp dịch vụ cho toàn bộ các hãng tàu Top 10 thế giới; phát triển 10 tuyến dịch vụ container mới kết nối Việt Nam với châu Âu.

Về định hướng năm 2025, ông Tĩnh cho biết, với quyết tâm giữ vững thành quả, không ngừng đổi mới taoh sự đột phá, VIMC sẽ tập trung thực hiện 6 nhiệm vụ chiến lược: Tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng bền vững các hoạt động cốt lõi, quyết tâm giữ vững và phát triển thị trường, thị phần đồng thời tìm kiếm và tạo động lực tăng trưởng mới trên cơ sở hệ sinh thái cảng biển – vận tải biển – logistics; Thiết kế và cung cấp trải nghiệm khách hàng xuất sắc, nâng tầm và lan tỏa văn hóa “Lấy khách hàng làm trung tâm” trong mọi không gian, hoạt động; Hoàn thành và hoàn thành vượt mức tiến độ các dự án đầu tư phát triển, đặc biệt các dự án trọng điểm: bến số 3,4 Lạch Huyện; cảng Liên Chiểu, cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ và dự án cảng Liên Chiểu; Xây dựng nền tảng, quy định, quy chế theo hướng nhất thể hóa (One System), đồng bộ hóa các quy định nội bộ, hướng tới sự linh hoạt để thúc đẩy tăng trưởng bền vững; Tăng cường đào tạo nội bộ, thu hút nhân tài bên ngoài để xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao; Tiếp tục sắp xếp lại tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; tăng cường phân cấp, phân quyền thực chất, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm người đứng đầu.

Năm 2024, thị trường vận tải biển nói chung diễn biến không ổn định do cũng chịu ảnh hưởng từ cuộc xung đột địa chính trị tại các khu vực cũng như cuộc khủng hoảng tại Biển Đỏ. Sau đại dịch covid-19, chuỗi cung ứng toàn cầu lại đứng trước nguy cơ đứt gãy, ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch khai thác tại các cảng. Trong khi đó, mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực cảng biển ngày càng gay gắt trước sự phát triển và ra đời của nhiều cảng tư nhân mới với cơ sở hạ tầng vượt trội, trang thiết bị hiện đại, đồng bộ, cơ chế linh hoạt.

Với sự quyết tâm, sáng tạo, VIMC đã vượt qua mọi khó khăn, đạt được kết quả kinh doanh ấn tượng trong năm 2024 với lợi nhuận gần 5.000 tỷ đồng.

Đặng Hiền

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/vimc-quyet-tam-giu-vung-thanh-qua-khong-ngung-doi-moi-368298.html
Zalo