Việt Nam-Hàn Quốc: Hợp tác toàn diện, hiệu quả, lâu dài

Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính và Phu nhân thăm chính thức Hàn Quốc từ ngày 30/6 đến 3/7/2024, theo lời mời của Thủ tướng Đại Hàn Dân Quốc Han Duck Soo và Phu nhân.

Việt Nam-Hàn Quốc: Hợp tác toàn diện, hiệu quả, lâu dài

Ảnh bìa: Sáng 30/6/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức Hàn Quốc. (Ảnh: TTXVN)

Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính và Phu nhân thăm chính thức Hàn Quốc từ ngày 30/6 đến 3/7/2024, theo lời mời của Thủ tướng Đại Hàn Dân Quốc Han Duck Soo và Phu nhân.

Là chuyến thăm chính thức Hàn Quốc đầu tiên của lãnh đạo cấp cao Việt Nam kể từ khi hai nước nâng cấp quan hệ song phương vào tháng 12/2022, chuyến thăm thúc đẩy cụ thể hóa Chương trình hành động triển khai quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Hàn Quốc đến năm 2030.

Tăng cường tin cậy, mở rộng giao lưu

Quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc được đánh giá đang trong giai đoạn phát triển tốt đẹp nhất kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 22/12/1992. Đặc biệt, tháng 12/2022, hai bên ra Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc lên Đối tác chiến lược toàn diện.

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol, chiều 23/6/2023, tại Trụ sở Chính phủ. (Ảnh: TTXVN)Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol, chiều 23/6/2023, tại Trụ sở Chính phủ. (Ảnh: TTXVN)

Trong quan hệ chính trị, Hàn Quốc coi trọng quan hệ với Việt Nam và với ASEAN nói chung, coi Việt Nam là đối tác trọng tâm trong chính sách đối ngoại tại khu vực Đông Nam Á và trong Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hàn Quốc. Việt Nam khẳng định coi trọng quan hệ với Hàn Quốc và mong muốn tiếp tục thúc đẩy hợp tác hai nước ngày càng thực chất và toàn diện.

Trong hơn 30 năm qua, hợp tác giữa hai nước phát triển nhanh chóng và hiệu quả trong các lĩnh vực, từ chính trị, ngoại giao, an ninh quốc phòng, đến kinh tế, văn hóa..., trên cả bình diện song phương và đa phương.

Sự tin cậy chính trị, hiểu biết lẫn nhau ngày càng được tăng cường, tạo nền tảng vững chắc cho các lĩnh vực hợp tác phát triển sâu rộng và bền vững. Hoạt động trao đổi, tiếp xúc cấp cao được duy trì thường xuyên. Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, Tổng Bí thư và Chủ tịch nước đều đã 3 lần thăm Hàn Quốc; Thủ tướng Chính phủ thăm Hàn Quốc 7 lần và Chủ tịch Quốc hội thăm Hàn Quốc 6 lần. Đồng thời, Tổng thống Hàn Quốc đã thăm Việt Nam 10 lần, Thủ tướng Hàn Quốc thăm 3 lần và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc thăm 11 lần.

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo nhân chuyến tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 54 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ, chiều 16/1/2024. (Ảnh: TTXVN)Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo nhân chuyến tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 54 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ, chiều 16/1/2024. (Ảnh: TTXVN)

Cách đây 30 năm, chúng ta không thể hình dung được quan hệ hai nước sẽ đạt được thành quả ngày hôm nay và tôi mong muốn thời gian tới, hợp tác kinh tế-thương mại và đầu tư sẽ có đột phá hơn về mọi mặt, đạt kết quả gấp 3, 4 lần những kết quả đã đạt được hiện nay vào dịp hai nước kỷ niệm 60 năm quan hệ ngoại giao, xứng tầm quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước, góp phần giúp quan hệ hai nước ngày càng đơm hoa kết trái.Thủ tướng Phạm Minh Chính

Hoạt động trao đổi đoàn, hợp tác, giao lưu trên tất cả các cấp, các kênh không ngừng được tăng cường và mở rộng. Các bộ, ngành, địa phương hai nước thực hiện định kỳ các cơ chế đối thoại, hợp tác nhằm trao đổi những vướng mắc để cùng giải quyết, đề xuất các sáng kiến hợp tác, góp phần thúc đẩy quan hệ tổng thể Việt Nam-Hàn Quốc phát triển tích cực.

Nổi bật là các cơ chế: Đối thoại kinh tế cấp Phó Thủ tướng; Ủy ban hỗn hợp hợp tác công nghiệp, thương mại và năng lượng cấp Bộ trưởng; Ủy ban hỗn hợp thực thi Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-Hàn Quốc cấp Bộ trưởng; Ủy ban hỗn hợp hợp tác khoa học công nghệ cấp Bộ trưởng; Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật cấp Thứ trưởng; Đối thoại chính sách quốc phòng cấp Thứ trưởng, Đối thoại an ninh cấp Thứ trưởng và Đối thoại chiến lược ngoại giao-an ninh-quốc phòng cấp Thứ trưởng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol, chiều 23/6/2023, tại Trụ sở Chính phủ. (Ảnh: TTXVN)

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol, chiều 23/6/2023, tại Trụ sở Chính phủ. (Ảnh: TTXVN)

Quan hệ Hàn Quốc-Việt Nam là mẫu mực trên thế giới. Hy vọng quan hệ hợp tác, bạn bè giữa hai nước sẽ dài lâu như sông Mekong không ngừng chảy.

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol

Trải qua hơn 30 năm, vượt qua những biến động, thăng trầm của tình hình thế giới và khu vực, quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc không ngừng phát triển, trở thành điển hình cho mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa hai quốc gia Đông Á, cũng như cho sự hợp tác thành công trong khu vực.

Đối tác hàng đầu, hợp tác thực chất

Việt Nam và Hàn Quốc duy trì là đối tác hàng đầu của nhau ở cả mức độ song phương lẫn trên các diễn đàn đa phương. Hợp tác kinh tế tiếp tục là điểm sáng, cùng với đó, giao lưu nhân dân ngày càng sâu rộng là cơ sở vững chắc cho quan hệ hai nước.

Với cơ sở tin quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc giữ vững đà phát triển mạnh mẽ hơn 30 năm qua, hợp tác hữu nghị trong tất cả lĩnh vực ngày càng được tăng cường và mở rộng toàn diện đã góp phần quan trọng vào tiến trình phát triển kinh tế-xã hội của cả Việt Nam và Hàn Quốc.

Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo trả lời phỏng vấn của TTXVN. (Ảnh: TTXVN)

Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo trả lời phỏng vấn của TTXVN. (Ảnh: TTXVN)

Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Hàn Quốc sẽ là cơ hội củng cố hơn nữa lòng tin chính trị và làm sâu sắc thêm hợp tác chiến lược giữa Hàn Quốc và Việt Nam với tư cách là đối tác hợp tác hàng đầu trong khu vực.

Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo

Việt Nam thu hút ngày càng nhiều sự hiện diện, đầu tư từ các doanh nghiệp, tập đoàn lớn của Hàn Quốc, tại hầu hết các tỉnh, thành phố.

Hai nước đã trở thành đối tác quan trọng hàng đầu của nhau. Đến nay, Hàn Quốc đã trở thành nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam, với tổng vốn đăng ký đầu tư đến tháng 4/2024 đạt hơn 86 tỷ USD, chiếm hơn 25% tổng số dự án và hơn 18% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký vào Việt Nam. Đồng thời, cũng là đối tác lớn thứ hai về hợp tác phát triển (ODA); là đối tác lớn thứ ba về thương mại và hợp tác lao động. Hàn quốc là thị trường cung cấp khách du lịch lớn nhất của Việt Nam trong năm 2023. Hợp tác hai nước trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, giao lưu nhân dân, hợp tác địa phương... đều được thúc đẩy mạnh mẽ.

Về thương mại, trong năm 2023, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam-Hàn Quốc đạt 76,1 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 23,5 tỷ USD. Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam đạt 52,6 tỷ USD. Trong 4 tháng từ đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước đạt 25,5 tỷ USD, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2023.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm dây chuyền sản xuất thiết bị điện tử của Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam tháng 7/2023. (Ảnh: TTXVN)Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm dây chuyền sản xuất thiết bị điện tử của Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam tháng 7/2023. (Ảnh: TTXVN)

Các ưu tiên của chuyến thăm lần này sẽ là bước đi nhằm tăng cường hơn nữa lòng tin giữa hai quốc gia, mở ra những cơ hội mới cho doanh nghiệp hai bên và làm sâu sắc hơn nữa sự gắn kết giữa hai dân tộc.Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc Vũ Hồ

Việt Nam tiếp tục là đối tác ưu tiên hàng đầu mà Hàn Quốc cung cấp hỗ trợ phát triển. Viện trợ của Hàn Quốc dành cho Việt Nam hằng năm đạt hơn 500 triệu USD, trong đó 90% là vốn vay ODA và 10% là viện trợ không hoàn lại. Hợp tác phát triển Việt Nam-Hàn Quốc được ưu tiên cho những lĩnh vực: hạ tầng giao thông đô thị, y tế, giáo dục-đào tạo, môi trường, năng lượng sạch, công nghệ thông tin...

Giao lưu nhân dân rộng khắp giữa hai nước đã trở thành một động lực thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương bền vững. Hiện có 76 tỉnh, thành phố, địa phương của Việt nam đã ký văn bản thỏa thuận hợp tác với các địa phương, tổ chức của Hàn Quốc. Các nhà đầu tư Hàn Quốc có mặt ở 55 địa phương, tập trung nhiều nhất ở Bắc Ninh, Hà Nội, Đồng Nai, Hải Phòng, Thái Nguyên, Thành phố Hồ Chí Minh.

Sợi dây kết nối giữa nhân dân hai nước ngày càng bền chặt và sâu rộng. Đến nay, cộng đồng người Việt Nam sinh sống tại Hàn Quốc là hơn 250 nghìn người và Hàn Quốc cũng có cộng đồng hơn 150 nghìn người tại Việt Nam. Trong năm 2023, lượng khách du lịch Hàn Quốc đến Việt Nam đạt 3,6 triệu lượt người, đứng thứ nhất trong số khách quốc tế đến Việt Nam; lượng khách du lịch Việt Nam đến Hàn Quốc đạt hơn 500 nghìn lượt người. Trong 4 tháng từ đầu năm 2024, Hàn Quốc vẫn là thị trường khách lớn nhất đến Việt Nam, với khoảng 1,6 triệu lượt, chiếm hơn 25% tổng lượng khách quốc tế vào Việt Nam.

Chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Việt Nam đến Hàn Quốc sau 5 năm, cũng là chuyến thăm Hàn Quốc lần đầu của Thủ tướng Phạm Minh Chính trên cương vị lãnh đạo Chính phủthể hiện sự coi trọng và quyết tâm của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Hàn Quốc.

Đây là dịp để hai nước cùng nhìn lại những tiến triển mới trong quan hệ song phương, trao đổi các vấn đề chiến lược, đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới với sự tin cậy chính trị cao hơn, hợp tác thực chất, toàn diện hơn.

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Samsung Việt Nam (SRV) - Hà Nội. (Ảnh: news.samsung.com)

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Samsung Việt Nam (SRV) - Hà Nội. (Ảnh: news.samsung.com)

Trở về nhandan.vn

Ngày xuất bản: 30/6/2024
Chỉ đạo thực hiện:CHU HỒNG THẮNG - PHẠM TRƯỜNG SƠN
Nội dung:NINH SƠN - VŨ PHONG
Trình bày: HÒA AN

Top

Built withShorthand

Theo nhandan.vn

Nguồn Đắk Nông: https://baodaknong.vn/viet-nam-han-quoc-hop-tac-toan-dien-hieu-qua-lau-dai-219582.html
Zalo