Việc sửa đổi Luật Công đoàn là cần thiết trong điều kiện hiện nay

Sáng 18-6, phát biểu thảo luận tại hội trường Quốc hội dự án Luật Công đoàn (sửa đổi), Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Nguyễn Duy Minh tán thành sự cần thiết phải sửa đổi Luật Công đoàn, đồng thời, góp ý thêm nhiều nội dung quan trọng.

Sáng 18-6, phát biểu thảo luận tại hội trường Quốc hội dự án Luật Công đoàn (sửa đổi), Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Nguyễn Duy Minh tán thành sự cần thiết phải sửa đổi Luật Công đoàn, đồng thời, góp ý thêm nhiều nội dung quan trọng.

Đại biểu Nguyễn Duy Minh phát biểu thảo luận.

Đại biểu Nguyễn Duy Minh phát biểu thảo luận.

quản lý biên chế; quản lý, sử dụng và thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ công đoàn.

Thứ ba, về mức đóng 2% kinh phí công đoàn theo quy định điểm b khoản 1 Điều 29, đại biểu cho rằng về bản chất, nguồn thu kinh phí 2% là đóng góp của đơn vị sử dụng lao động cho tổ chức và hoạt động của công đoàn nhằm bảo đảm cho công đoàn thực hiện tốt nhiệm vụ chăm lo cho người lao động, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động.

Đồng thời, cũng để bảo đảm vai trò của công đoàn trong việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ; tuyên truyền, vận động người lao động thực hiện tốt nhiệm vụ, thi đua trong lao động sản xuất, kinh doanh, công tác, góp phần ổn định và phát triển các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

Như vậy, nguồn kinh phí công đoàn được sử dụng mang lại lợi ích cho cả người lao động và người sử dụng lao động, thúc đẩy xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.

Tài chính công đoàn độc lập, không phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước là một nội dung quan trọng các tiêu chuẩn lao động quốc tế, đã trở thành thông lệ.

Qua khảo sát tại các công đoàn cơ sở, ở phần lớn công đoàn cơ sở doanh nghiệp, nhiều năm qua, ban chấp hành công đoàn đã công khai cho đoàn viên, người lao động biết danh mục quyền lợi (gồm cả mức chi) hàng năm mà họ được hưởng (ví dụ: thăm hỏi ốm đau, quà Tết, chi cho các ngày lễ 8-3, 20-10, 1-6, Tết Trung thu…).

Nay, nếu giảm kinh phí công đoàn sẽ dẫn đến các phúc lợi giảm, ảnh hưởng đến việc thu hút, tập hợp người lao động vào tổ chức công đoàn.

Trong bối cảnh cạnh tranh công đoàn, việc giảm mức đóng kinh phí công đoàn sẽ làm suy yếu tổ chức. Trường hợp không bảo đảm được kinh phí hoạt động, ngân sách Nhà nước sẽ phải cấp hỗ trợ. Trong bối cảnh ngân sách Nhà nước còn khó khăn, việc duy trì tỷ lệ đóng kinh phí công đoàn cũng chính là chia sẻ với Chính phủ.

Ở nước ta hiện nay, sự phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào các vấn đề như cải cách thủ tục hành chính, nâng cao thể chế hơn là việc xem xét giảm kinh phí công đoàn.

Theo ĐNO

Nguồn CAĐN: https://cadn.com.vn/viec-sua-doi-luat-cong-doan-la-can-thiet-trong-dieu-kien-hien-nay-post296743.html
Zalo