Vị vua nào có nhiều hoàng hậu nhất sử Việt?
Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, đây là vị vua từng phong nhiều hoàng hậu nhất.
1. Vị vua nào có nhiều hoàng hậu nhất sử Việt?
Lý Thánh Tông
0%
Lý Thái Tổ
0%
Lý Thái Tông
0%
Lê Hiển Tông
0%
Chính xác
Lý Thái Tổ (974-1028), tên húy Lý Công Uẩn, là vị vua lập nhiều hoàng hậu nhất trong sử Việt. Sau khi lên ngôi, ông đã cho lập 6 hoàng hậu. Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Lập 6 hoàng hậu, duy có đích phu nhân gọi là hoàng hậu Lập Giáo, quy chế xe kiệu và y phục khác hẳn với các cung khác”. Đến tháng 3 năm Bính Thìn (1016) Lý Thái Tổ lại lập thêm 3 hoàng hậu nữa. Như vậy tổng cộng ông lập 9 hoàng hậu.
2. Ông là người mở đầu cho triều đại nhà Lý, đúng hay sai?
Sai
0%
Đúng
0%
Chính xác
Lý Công Uẩn chính là người mở đầu cho triều đại nhà Lý. Trước đó vào năm 1009, vua Lê Long Đĩnh qua đời, Lý Công Uẩn được triều thần và các nhà sư tôn lên làm vua, lập ra nhà Lý. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, ông là người châu Cổ Pháp (nay thuộc Từ Sơn, Bắc Ninh).
Lý Công Uẩn làm vua 19 năm rồi nhường ngôi cho con trai là Lý Thái Tông. Vương triều này kéo dài 217 năm với 9 đời vua. Đến năm 1226, Lý Chiêu Hoàng - nữ vương duy nhất của lịch sử phong kiến Việt Nam và là vị vua cuối cùng của triều Lý, đã nhường ngôi báu cho chồng là Trần Cảnh, sáng lập ra nhà Trần.
3. Ông là con rể của ai?
Lê Đại Hành
0%
Lê Trung Tông
0%
Lê Ngọa Triều
0%
Lê Nhân Tông
0%
Chính xác
Vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn) chính là bố vợ của Lý Công Uẩn. Trước đó, ông từng làm quan cho triều Tiền Lê. Sau đó, ông được vua gả công chúa Lê Thị Phất Ngân, con gái duy nhất của vua và bà Đại Thắng Minh Hoàng hậu (Dương Vân Nga - người làm hoàng hậu hai triều Đinh và Tiền Lê).
4. Ai là người đặt tên cho vua Lý Công Uẩn?
Sư Lý Khánh Văn
0%
Sư Vạn Hạnh
0%
Chính xác
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, vua được mẹ gửi làm con nuôi sư Lý Khánh Văn, trụ trì chùa Cổ Pháp, nay thuộc Đình Bảng, thành phố Từ Sơn, Bắc Ninh, được ông đặt tên là Lý Công Uẩn.
Khi Công Uẩn đến tuổi đi học, sư Khánh Văn gửi sang chùa Lục Tổ, nhờ thiền sư Vạn Hạnh dạy bảo. Sau này, sư Vạn Hạnh đã giới thiệu Lý Công Uẩn với vua Lê Đại Hành.
5. Vị vua này có đóng góp nổi bật nào?
Sáng lập Nhà nước quân chủ Trung ương tập quyền đầu tiên
0%
Ban bố chính sách trọng dụng hiền tài
0%
Cải cách hành chính
0%
Dời kinh đô
0%
Chính xác
Vua Lý Thái Tổ có đóng góp nổi bật mang ý nghĩa lịch sử, đó là công cuộc dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long. Lý Công Uẩn thấy rõ tầm quan trọng của kinh thành đối với vận mệnh của đất nước và vương triều. Theo ông, việc định đô phải nhằm “Mưu toan nghiệp lớn, tính kế cho con cháu muôn vạn đời”. Ông nhận thấy “thành Hoa Lư ẩm thấp, chật hẹp, không đủ làm chỗ ở của đế vương, muốn dời đi nơi khác”.
Đầu năm 1010, Lý Công Uẩn tự tay viết Chiếu dời đô nói rõ lý do dời đô ra Thăng Long: “Đã đúng ngôi Nam, Bắc, Đông, Tây, lại tiện hướng nhìn sông, tựa núi. Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng… Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ, ngập lụt, muôn vật rất mực phong phú, tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước. Cũng là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”.