Vì sao Tết Hàn thực nhất định phải có bánh trôi, bánh chay?

Theo quan niệm dân gian, ngày 3/3 âm lịch gọi là Tết Hàn thực. Vào ngày này, người dân thường làm bánh trôi, bánh chay để dâng cúng tổ tiên.

Tết Hàn thực 2023 rơi vào ngày 3/3 Âm lịch, tức ngày thứ Bảy 22/4 Dương lịch. Dù bắt nguồn từ Trung Quốc nhưng Tết Hàn thực của người Việt mang những sắc thái riêng biệt, đặc sắc riêng.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Ngày này là dịp để người Việt hướng về nguồn cội, tưởng nhớ ân đức tổ tiên.

Ngày 3/3 Âm lịch, các gia đình làm bánh trôi, bánh chay cúng ông bà, tổ tiên và không kiêng đốt lửa. Nhiều nơi, người dân làm bánh trôi bánh chay cúng thần hoàng.

Những món ăn được nấu trong dịp này đều được cúng gia tiên với ý nghĩa con cháu một lòng hướng về tổ tiên, nguồn cội. Người xa quê cũng thường trở về bên gia đình dịp này, cùng đi tảo mộ người đã khuất sum họp bên gia đình.

Người Việt xưa đã sáng tạo ra món bánh trôi, bánh chay là những món ăn nguội, mang tính mát. Món ăn rất thích hợp khi thời tiết bắt đầu nóng lên trong những ngày tháng 3 Âm lịch, chướm bước sang đầu mùa hè.

Các chuyên gia văn hóa nhận định, việc dùng bánh trôi, bánh chay để cúng lễ cũng mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Thể hiện văn hóa lúa nước.

Bánh đều được làm từ bột gạo nếp thơm, tượng trưng cho sự trong sáng, tinh khiết, thành quả lao động vất vả mới có được để dâng lên ông bà, tổ tiên.

Bánh trôi bánh chay cũng gợi nhớ đến tích truyện “bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ”. Bánh trôi tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra thành 50 người con lên rừng theo mẹ. Bánh chay tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra thành 50 người con theo cha xuống biển.

Do vậy, Tết Hàn thực của người Việt mang ý nghĩa hướng về cội nguồn, tưởng nhớ công lao của những đã khuất. Cùng với đó, món bánh trôi, bánh chay là không thể thiếu trong ngày này.

Tùng Nguyễn

Nguồn SaoStar: https://saostar.vn/am-thuc-mua-sam/vi-sao-tet-han-thuc-nhat-dinh-phai-co-banh-troi-banh-chay-202304211332193915.html
Zalo