Vì sao Nhật Bản quyết định tấn công Trân Châu Cảng cuối năm 1941?

Cách đây 83 năm, Nhật Bản bất ngờ mở cuộc tấn công chấn động vào căn cứ hải quân Mỹ tại Trân Châu Cảng. Theo đó, Mỹ hứng chịu tổn thất lớn. Giới nghiên cứu đã 'mổ xẻ' nguyên nhân Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng.

Sáng ngày 7/12/1941, không lực hải quân Nhật Bản bất ngờ mở cuộc tấn công vào căn cứ hải quân Mỹ tại Trân Châu Cảng ở bang Hawaii. Do bị tấn công bất ngờ nên Mỹ bị tổn thất nặng nề với gần 20 tàu chiến bị đánh chìm hoặc hư hại, hơn 300 máy bay bị phá hủy và 2.403 binh sĩ, dân thường thiệt mạng. Thêm vào đó, số người bị thương lên đến hơn 1.100 người.

Sáng ngày 7/12/1941, không lực hải quân Nhật Bản bất ngờ mở cuộc tấn công vào căn cứ hải quân Mỹ tại Trân Châu Cảng ở bang Hawaii. Do bị tấn công bất ngờ nên Mỹ bị tổn thất nặng nề với gần 20 tàu chiến bị đánh chìm hoặc hư hại, hơn 300 máy bay bị phá hủy và 2.403 binh sĩ, dân thường thiệt mạng. Thêm vào đó, số người bị thương lên đến hơn 1.100 người.

Trận Trân Châu Cảng được cho là sự kiện mang tính bước ngoặt trong Thế chiến 2. Bởi lẽ, khi Chiến tranh thế giới 2 nổ ra, Mỹ ở thế trung lập, chủ yếu hỗ trợ Anh, không trực tiếp tham chiến. Sau sự kiện Trân Châu Cảng, Mỹ tuyên chiến với Nhật Bản và chính thức tham gia Thế chiến 2.

Trận Trân Châu Cảng được cho là sự kiện mang tính bước ngoặt trong Thế chiến 2. Bởi lẽ, khi Chiến tranh thế giới 2 nổ ra, Mỹ ở thế trung lập, chủ yếu hỗ trợ Anh, không trực tiếp tham chiến. Sau sự kiện Trân Châu Cảng, Mỹ tuyên chiến với Nhật Bản và chính thức tham gia Thế chiến 2.

Theo các chuyên gia, quyết định tấn công Trân Châu Cảng được Nhật Bản âm thầm lên kế hoạch từ lâu. Giới chức Nhật Bản lựa chọn tấn công căn cứ hải quân Mỹ tại Trân Châu Cảng được cho là vì một số lý do.

Theo các chuyên gia, quyết định tấn công Trân Châu Cảng được Nhật Bản âm thầm lên kế hoạch từ lâu. Giới chức Nhật Bản lựa chọn tấn công căn cứ hải quân Mỹ tại Trân Châu Cảng được cho là vì một số lý do.

Từ trước tháng 5/1940, Hải quân Mỹ đã biến Trân Châu Cảng thành căn cứ chính cho Hạm đội Thái Bình Dương. Mỹ không ngờ Nhật Bản sẽ bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng mà không có bất cứ thông báo trước đó.

Từ trước tháng 5/1940, Hải quân Mỹ đã biến Trân Châu Cảng thành căn cứ chính cho Hạm đội Thái Bình Dương. Mỹ không ngờ Nhật Bản sẽ bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng mà không có bất cứ thông báo trước đó.

Vậy nên, Mỹ không có sự chuẩn bị từ trước cũng như bố trí phòng thủ cho cuộc tấn công của đối phương vào Trân Châu Cảng. Từ đây, Nhật Bản coi Trân Châu Cảng là một mục tiêu dễ dàng.

Vậy nên, Mỹ không có sự chuẩn bị từ trước cũng như bố trí phòng thủ cho cuộc tấn công của đối phương vào Trân Châu Cảng. Từ đây, Nhật Bản coi Trân Châu Cảng là một mục tiêu dễ dàng.

Đô đốc Yamamoto Isoroku của Nhật Bản đã dành nhiều tháng để lên kế hoạch cho một cuộc tấn công nhằm tiêu diệt hoàn toàn Hạm đội Thái Bình Dương cũng như làm giảm nhuệ khí của Hải quân Mỹ.

Đô đốc Yamamoto Isoroku của Nhật Bản đã dành nhiều tháng để lên kế hoạch cho một cuộc tấn công nhằm tiêu diệt hoàn toàn Hạm đội Thái Bình Dương cũng như làm giảm nhuệ khí của Hải quân Mỹ.

Theo kế hoạch của Nhật Bản, nếu giành chiến thắng trong trận Trân Châu Cảng thì Mỹ sẽ không thể chống trả khi lực lượng Nhật Bản mở rộng cuộc chiến sang các mục tiêu trên Nam Thái Bình Dương.

Theo kế hoạch của Nhật Bản, nếu giành chiến thắng trong trận Trân Châu Cảng thì Mỹ sẽ không thể chống trả khi lực lượng Nhật Bản mở rộng cuộc chiến sang các mục tiêu trên Nam Thái Bình Dương.

Thông qua việc đập tan căn cứ Trân Châu Cảng của Mỹ, Nhật Bản hy vọng sẽ kiểm soát Thái Bình Dương. Vì vậy, Nhật Bản đã thực hiện cuộc tấn công quy mô lớn và đạt được yếu tố bất ngờ khi tấn công Trân Châu Cảng.

Thông qua việc đập tan căn cứ Trân Châu Cảng của Mỹ, Nhật Bản hy vọng sẽ kiểm soát Thái Bình Dương. Vì vậy, Nhật Bản đã thực hiện cuộc tấn công quy mô lớn và đạt được yếu tố bất ngờ khi tấn công Trân Châu Cảng.

Thế nhưng, Nhật Bản không thể tiêu tiêu diệt hoàn toàn Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ khi các máy bay ném bom của Nhật không thể phá hủy các các kho dầu, bãi chứa đạn và cơ sở sửa chữa. Mỹ cũng không mất một tàu sân bay nào trong trận chiến này.

Thế nhưng, Nhật Bản không thể tiêu tiêu diệt hoàn toàn Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ khi các máy bay ném bom của Nhật không thể phá hủy các các kho dầu, bãi chứa đạn và cơ sở sửa chữa. Mỹ cũng không mất một tàu sân bay nào trong trận chiến này.

Do đó, sau khi tuyên chiến với Nhật Bản, lực lượng Mỹ đã nhanh chóng triển khai các cuộc phản công và giành được chiến thắng lớn trong trận Midway (diễn ra vào tháng 6/1942). Theo đó, Mỹ khiến Nhật Bản không thể kiểm soát khu vực Thái Bình Dương như dự định.

Do đó, sau khi tuyên chiến với Nhật Bản, lực lượng Mỹ đã nhanh chóng triển khai các cuộc phản công và giành được chiến thắng lớn trong trận Midway (diễn ra vào tháng 6/1942). Theo đó, Mỹ khiến Nhật Bản không thể kiểm soát khu vực Thái Bình Dương như dự định.

Mời độc giả xem video: Tàu chiến Mỹ và loạt tàu hàng bị tấn công, Biển Đỏ leo thang căng thẳng.

Tâm Anh (theo History)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/vi-sao-nhat-ban-quyet-dinh-tan-cong-tran-chau-cang-cuoi-nam-1941-2042588.html
Zalo