Vì sao gà trống gáy đúng giờ? Bí ẩn được khoa học giải mã

Từ bao đời nay, tiếng gà trống gáy vào mỗi sáng sớm đã trở thành biểu tượng của sự khởi đầu ngày mới. Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi: Vì sao gà trống lại gáy đúng giờ mỗi ngày? Phải chăng chúng có khả năng 'xem đồng hồ'?

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Theo một nghiên cứu công bố năm 2013 của các nhà sinh học, gà trống sở hữu một đồng hồ sinh học bên trong cơ thể vô cùng chính xác. Cụ thể, chúng bắt đầu gáy khoảng 10-15 phút trước khi mặt trời mọc, thời điểm ánh sáng ban mai bắt đầu xuất hiện nhưng chưa thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Loài gà rất nhạy cảm với ánh sáng. Chúng có thể "cảm nhận" được cường độ ánh sáng tăng dần khi mặt trời chưa ló dạng. Điều này giải thích vì sao ngay cả trong điều kiện nuôi nhốt trong phòng thí nghiệm, khi thay đổi độ sáng nhân tạo, thời điểm gáy của gà trống cũng thay đổi theo – có thể lệch đến 6 giờ.

Không chỉ ánh sáng, nhiệt độ môi trường cũng có thể ảnh hưởng đến hành vi gáy của gà trống. Khi trời lạnh hoặc nóng bất thường, tiếng gáy có thể thay đổi về cường độ và tần suất. Ngoài ra, một yếu tố bất ngờ khác – dịch não tủy dồn lên não – cũng được cho là có liên hệ đến phản xạ phát ra tiếng gáy khi ánh sáng đạt đến mức nhất định.

Không chỉ đơn thuần là đồng hồ báo thức tự nhiên, tiếng gáy còn là công cụ giao tiếp quan trọng của gà trống. Nó giúp khẳng định lãnh thổ, thu hút bạn tình và… thậm chí được dân gian tin rằng có thể xua đuổi tà ma.

Một tiếng gáy vang vọng vào sáng sớm, với gà trống là tuyên ngôn chủ quyền, với con người là dấu hiệu của một ngày mới đang bắt đầu – dù trong làng quê hay thành thị.

Gà trống không biết "tính giờ" như con người, nhưng chúng sở hữu một bộ cảm biến sinh học siêu nhạy với ánh sáng và môi trường. Chính nhờ thế mà tiếng gáy vang lên đúng giờ mỗi ngày – như một phép màu giản dị nhưng đầy khoa học.

Như Ý (t/h)

Nguồn Doanh Nghiệp: https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/vi-sao-ga-trong-gay-dung-gio-bi-an-duoc-khoa-hoc-giai-ma/20250404100307018
Zalo