Vị đại tá quân đội nào nhờ đồng đội chặt đứt cánh tay phải?
Ông là vị đại tá quân đội chào điều lệnh bằng tay trái vì một lý do đặc biệt. Năm nay 93 tuổi nhưng tên ông đã được đặt cho nhiều đường phố, trường học trên cả nước.
1. Vị đại tá quân đội nào từng nhờ đồng đội chặt đứt cánh tay?
La Văn Cầu
0%
Nguyễn Thái Dũng
0%
Chính xác
Trong Quân đội Nhân dân Việt Nam có hai người được chào điều lệnh bằng tay trái. Người đầu tiên là Thiếu tướng Nguyễn Thái Dũng, nguyên Hiệu trưởng Trường Sĩ quan Lục quân và người thứ hai là Đại tá, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân La Văn Cầu, năm nay 93 tuổi.
Ông La Văn Cầu sinh năm 1932 tại xã Đình Phong, huyện Trùng Khánh (tỉnh Cao Bằng), trong một gia đình nông dân nghèo, mồ côi cha từ nhỏ.
Tuổi thơ chứng kiến cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, được cán bộ tuyên truyền, giác ngộ, ông La Văn Cầu càng hiểu rõ hơn căn nguyên khổ cực của người dân mất nước. Năm 1948, mới tròn 16 tuổi, ông đã khai tăng hai tuổi để tham gia bộ đội, chiến đấu dũng cảm, xả thân vì độc lập, tự do của Tổ quốc và lập nhiều chiến công.
2. Vì sao ông nhờ đồng đội chặt đứt cánh tay phải?
Vì bị giặc Pháp bắn nát tay phải
0%
Bị tai nạn
0%
Chính xác
Trong Chiến dịch Biên giới năm 1950, trên cương vị Tiểu đội phó, Trung đội 2, Đại đội 671, Anh hùng La Văn Cầu cùng đồng đội nhận nhiệm vụ dùng bộc phá đánh lô cốt địch tại cứ điểm Đông Khê. Dù bị thương ở mặt, nát cánh tay phải do bị giặc bắn nhưng La Văn Cầu vẫn ôm gói bộc phá tiêu diệt lô cốt địch sau khi nhờ đồng đội chặt đứt cánh tay cho đỡ vướng.
Trong một báo cáo, ông La Văn Cầu kể lại chuyện này: "Tôi tưởng chết, cố hô: Hồ Chủ Tịch muôn năm. Việt Nam độc lập muôn năm. Khi tỉnh, tôi kiểm điểm lại người tôi, thì thấy một bên mình đã tê đi, sờ đến cánh tay phải thì lủng lẳng, má bên phải thì mất. Lúc đó tôi nghĩ đến nhiệm vụ của tôi. Tôi không để ý đến cánh tay nữa, tôi cũng không biết đau nữa, cứ chạy lên con đường cũ.
Tôi đến chỗ giấu bộc phá, nhặt lấy rồi tiếp tục lên phá lô cốt. Quả bộc phá nặng 12kg nhưng tay trái tôi vẫn đủ sức xách lấy nó. Tôi lại vượt qua mấy giao thông hào, nhưng tôi nhảy hụt ở giao thông hào thứ nhất, lăn xuống giao thông hào. Tôi lóp ngóp bò lên và tiếp tục tiến vào lô cốt.
Qua giao thông hào thứ ba, tôi lại nhảy hụt lần nữa, vì sức đã yếu rồi. Tôi lăn xuống hào rồi lại lóp ngóp bò lên. Tiếng súng liên thanh của địch cứ nổ ran, những lỗ châu mai của nó cứ nhả đạn liên hồi. Ở dưới giao thông hào, tôi thấy mệt mỏi quá. Nhưng tôi nghĩ lại lời Ban chỉ huy dặn phải phá cho bằng được lô cốt này, vì vị trí Đông Khê rất quan trọng, nó bảo vệ đường số 4. Lô cốt này nó bắn xuống đường Thất Khê và bắn yểm hộ bốt Cam Vây. Nếu không phá được lô cốt ấy thì quân ta khó tiến".
3. Anh hùng La Văn Cầu là người dân tộc nào?
Tày
0%
Nùng
0%
Thái
0%
Chính xác
Anh hùng La Văn Cầu là người dân tộc Tày ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.
4. Ông La Văn Cầu được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm nào?
1951
0%
1952
0%
1953
0%
Chính xác
Năm 1952, tại Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua toàn quốc lần I, ông La Văn Cầu là một trong 7 chiến sĩ đầu tiên được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân.
Ông còn được trao tặng nhiều huân, huy chương cao quý khác như: Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Nhất, Huân chương quân công hạng Ba, Huân chương chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba.
Năm 2009, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân La Văn Cầu được Chủ tịch UBND TP Hà Nội tặng bằng khen; năm 2017 được Thủ tướng tặng bằng khen. Năm 2019, ông được TP Hà Nội vinh danh là “Công dân Thủ đô ưu tú”.
5. Anh hùng La Văn Cầu được phong quân hàm đại tá năm bao nhiêu?
Năm 1984
0%
Năm 1985
0%
Năm 1986
0%
Chính xác
Anh hùng La Văn Cầu được phong quân hàm đại tá năm 1985. Sau này, Đại tá La Văn Cầu công tác ở Phòng Tổ chức quân khu I, Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam cho đến khi nghỉ hưu vào tháng 8/1996.