Vị cán bộ tư pháp hết lòng vì sự nghiệp 'gieo' pháp luật và lan tỏa yêu thương
Anh Nguyễn Ngọc Giang San (cán bộ tư pháp huyện Long Thành (cũ), nay là Ủy viên Ủy ban kiểm tra Đảng ủy xã Phước Thái, tỉnh Đồng Nai) là 'gương mặt thân quen' với người dân huyện Long Thành nói riêng và người dân nhiều địa phương trên cả nước nói chung. Bởi những nơi anh đến, những chặng đường anh đi, người ta đều thấy anh miệt mài 'gieo' pháp luật và lan tỏa yêu thương.
Chia sẻ và lan tỏa yêuthương
Anh Nguyễn Ngọc Giang San sinh ra và lớnlên trong một gia đình thuần nông, nghèo khó ở vùng quê Long Thành. Tuy nhiên,nhờ sự tần tảo, chắt chiu “một nắng hai sương” của cha mẹ, anh San và các anhchị em trong gia đình cũng được cắp sách đến trường, học cái chữ với ước mongthoát nghèo, giúp mình và giúp người.
AnhSan kể, khoảng năm 1992, khi đang là học sinh lớp 8 Trường THCS thị trấn LongThành, anh được cha mẹ cho sang hàng xóm xem ké ti vi sau khi học bài xong. Tạiđây, anh San được xem một bộ phim Hồng Kông (Trung Quốc), trong đó có hình ảnhnhững vị luật sư đầu đội tóc giả trắng, đĩnh đạc bào chữa, giúp đỡ những ngươìnghèo. “Hình ảnh ấy đã gây ấn tượng mạnh cho tôi. Từ đó, tôi có ước mơ sẽ trở thànhluật sư để có thể giúp được nhiều người yếu thế trong xã hội”, anh San chia sẻ.
Tuynhiên, sau khi tốt nghiệp cử nhân Luật, vì gia đình khó khăn, không có điều kiệnđể tiếp tục theo học các lớp đào tạo nghề, anh San “gói” lại ước mơ, trở về quênhà. Năm 2003, anh xin vào làm cán bộ tư pháp xã Lộc An, huyện Long Thành. Khicó công việc ổn định, anh San tiếp tục “nuôi dưỡng” ước mơ, dành những đồnglương ít ỏi để học Thạc sỹ Luật và các lớp bổ trợ tư pháp như: nghiệp vụ Luậtsư, Công chứng viên, Thừa phát lại nhằm có cái nhìn đa chiều trong giải quyếtcông việc chuyên môn.

Anh San được Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong 10 năm thực hiện Luật phổ biến giáo dục pháp luật.
22năm tham gia công tác tư pháp tại xã Lộc An (từ năm 2003-2013); xã Cẩm Đường (từnăm 2013-2017) và phòng Tư pháp huyện Long Thành (từ năm 2017-2025) anh San nhậnthấy công tác hộ tịch như cấp giấy khai sinh, giấy khai tử, giấy kết hôn, tuyêntruyền pháp luật và hòa giải tranh chấp phát sinh của người dân, ngoài việc thựchiện chức trách, nhiệm vụ được giao, đây cũng là công việc hỗ trợ, giúp đỡ ngươìdân giống như nghề luật sư.
“Nhữngcái nắm tay thật chặt, những lời cảm ơn chân thành của người dân là động lựcgiúp tôi yêu thích công việc tư pháp và gắn bó cho đến nay”, anh San vui vẻ chobiết.
Khôngchỉ là “gương mặt thân quen” với người dân huyện Long Thành nói riêng, anh NguyễnNgọc Giang San còn là “gương mặt thân quen” của nhiều người dân trên cả nướcnói chung. Bởi anh chính là người sáng lập ra nhóm thiện nguyện Vạn Sự TuỳDuyên. Anh San và thành viên nhóm thiện nguyện của mình đã đặt chân đến nhữngvùng đất khô cằn, sỏi đá, những miền quê vừa trải qua bão lũ, thiên tai khắp cảnước để chia sẻ, lan tỏa yêu thương.
Theochia sẻ của anh San, bản thân anh sinh ra trong nghèo khó, đông anh em nên anhluôn thấu hiểu sự vất vả của các gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Do vậy, khi cócông việc ổn định, anh đã tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, giúp đỡ, hỗtrợ cho các em học sinh và các gia đình khó khăn trên địa bàn huyện.
Nhằm lan tỏa tình yêu thương và công tác thiệnnguyện trong cộng đồng, năm 2011 anh San thành lập nhóm thiện nguyện Vạn Sự TuỳDuyên với 6 thành viên. Sau khi nhóm đi vào hoạt động được một thời gian, nhiêùđoàn viên thanh niên, cán bộ, công chức, công nhân cùng nhà hảo tâm thấy việclàm ý nghĩa và thiết thực của Nhóm nên đã tham gia và cùng đóng góp.

Anh San và nhóm thiện nguyện Vạn Sự Tùy Duyên đi trao quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
Sau 14 năm hoạt động, đến nay nhóm thiện nguyệnVạn Sự Tùy Duyên đã có 92 thành viên chính thức và 27 cộng tác viên ở các tỉnhthành để thực hiện các chương trình “tiếp sức đến trường, chia sẻ cho các giađình khó khăn“ tại các tỉnh thành trên cả nước. Nhóm hỗ trợ thường xuyên chocác hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Long Thành và huyện Nhơn Trạch tỉnh ĐồngNai; Tổ chức chương trình tiếp sức đến trường, vui Tết Trung thu cho các em thiêúnhi vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước…
Ngoàira, Nhóm còn thực hiện các chương trình cứu trợ khẩn cấp đồng bào gặp thiêntai, dịch họa như: lũ lụt Miền Trung, dịch Covid-19, Bão Yagi tại Miền Bắc...
Đưa pháp luật vào cuộc sốngbằng “nghệ thuật”
Trongquá trình công tác, để pháp luật đi vào cuộc sống và giúp người dân hiểu rõ hơnvề pháp luật, đồng thời nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật tại địa phương, cánbộ tư pháp Nguyễn Ngọc Giang San đã xây dựng, tham mưu triển khai và có nhiêùsáng kiến thiết thực.
AnhSan đã viết sáng kiến “Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định văn bản quy phạmpháp luật (VBQPPL) qua hình thức thành lập Hội đồng tư vấn thẩm định VBQPPL”(theo Quyết định số 75/QĐ-HĐCN ngày 10/1/2024 của Hội đồng công nhận sáng kiếnvà phạm vi ảnh hưởng, áp dụng sáng kiến huyện Long Thành). Kết quả, từ năm 2024- 2025, 36 VBQPPL luật do HĐND, UBND huyện ban hành đều đúng quy trình theo LuậtBan hành VBQPPL, đồng thời sáng kiến này đã được áp dụng trên địa bàn tỉnh ĐồngNai.

Anh San tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân vùng Dự án cảng Hàng không quốc tế Long Thành.
Đặcbiệt, trong quá trình công tác, anh San còn tham gia viết kịch bản pháp luật vàtuyên truyền qua hình thức sân khấu hóa. Theo chia sẻ của anh San, anh đã viếtđược 16 kịch bản pháp luật từ những câu chuyện có thật trong quá trình anh thamgia công tác hòa giải tại địa phương. 16 kịch bản này đều đạt giải “Tiểu phẩmxuất sắc” tại các Hội thi do cấp huyện và cấp tỉnh tổ chức với các chủ đề như: xâydựng nông thôn mới, nông thôn mới kiểu mẫu; bình đẳng giới; phòng chống bạo lựcgia đình; phòng chống tham nhũng; nhà nông tranh tài; cải cách hành chính; dânvận khéo; hòa giải cơ sở....
Trongđó, tiểu phẩm “Hạnh phúc thời dự án” đạt giải 3 cuộc thi sáng tác kịch bản phápluật năm 2018, do Bộ Tư pháp tổ chức; tiểu phẩm “Hạc giấy ước mơ” tham gia vòngchung kết cuộc thi hòa giải ở cơ sở lần thứ 4 năm 2024 do Bộ Tư pháp tổ chức.
Tiêủphẩm “Hạnh phúc thời dự án” là câu chuyện có thật của một gia đình nông dân tạixã Cẩm Đường, huyện Long Thành. Nội dung kể về cuộc sống của các hộ nông dânkhi bỏ nghề nông để chạy theo các dự án, trong đó có người chồng của một giađình nọ, để rồi bị dụ dỗ, lôi kéo vào những dự án “ma”, dẫn đến nguy cơ tan vỡhạnh phúc. Tuy nhiên, nhờ sự khuyên giải của thành viên Tổ hòa giải, người chồngđã nhận ra sai lầm, quay lại công việc trồng trọt, từ đó gia đình yên ấm, hạnhphúc.
Tiêủphẩm “Hạc giấy ước mơ” là câu chuyện có thật của của một gia đình nông dân tạixã Suối Trầu, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Nội dung kể về cuộc sống của mộtgia đình làm nghề chăn nuôi. Sau khi nhận được tiền bồi thường sân bay, ngươìchồng đã sa ngã, ăn chơi, đua đòi. Hai vợ chồng thường xuyên cãi vã, đánh nhau.

Anh San viết và tham gia đóng trong tiểu phẩm "Hạc giấy ước mơ".
Chứngkiến cha mẹ bất hòa, đánh nhau, con gái của họ đã gấp 1.000 hạc giấy để ước giađình hạnh phúc như xưa. Bởi ngày còn nhỏ, cô bé được mẹ kể cho nghe câu chuyệncổ tích gấp 1.000 hạc giấy, điều ước sẽ trở thành hiện thực.
Quátrình thực hiện việc gấp hạc giấy, cô bé đã nói chuyện với cô giáo. Nghe xong,cô giáo đã nhờ Trưởng ấp đến khuyên giải, hàn gắn. Sau đó, cô giáo cùng Trưởng ấpđã đến nhà cô bé, kể cho bố mẹ cô bé nghe ước mơ, nỗi niềm của cô bé. Nước mắtlăn dài trên khóe mắt, cha mẹ cô bé đã nhận ra sự thiếu trách nhiệm của bảnthân. Ân hận vì vô tình làm tổn thương tâm hồn con, vợ chồng họ đã thay đổi, bùđắp cho con, chí thú làm ăn. “Nhân vật trong câu chuyện này hiện đã chí thú làmăn, sống vui vẻ, hạnh phúc tại khu tái định cư dự án Cảng hàng không Lộc An –Bình Sơn”, anh San cho biết.
Ngoàira, anh San còn tổ chức “Phiên tòa giả định” phổ biến, giáo dục pháp luật cho họcsinh, sinh viên các trường THPT, Cao đẳng nghề trên địa bàn huyện Long Thành nhằmnâng cao nhận thức về pháp luật cho thanh, thiếu niên. Đây cũng là một trong nhữngsáng kiến hay được công nhận theo Quyết định số 29/QĐ-HĐTĐSK ngày 05/01/2019 củaHội đồng thẩm định sáng kiến huyện Long Thành.
Nhờ nỗ lực của bản thân trong công tác chuyên môn và hoạt động từ thiện, nhân đạo, trong những năm qua, cán bộ tư pháp Nguyễn Ngọc Giang San đã được các cấp ghi nhận và khen thưởng:
- Năm 2023 được Thủ thướng Chính phủ tặng Bằng khen vì đã có thành tích trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Năm 2023 được Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong 10 năm thực hiện Luật phổ biến giáo dục pháp luật.
- Năm 2023 được Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào “Người tốt, việc tốt” năm 2023.
- Năm 2024 được Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong công tác hệ thống hóa VBQPPL của HĐND - UBND các cấp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai kỳ 2019-2023.
- Năm 2025 được Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong tham gia phòng, chống và khắc phục hậu quả bão, lụt.
- Năm 2018, 2022, 2023, 2024 được Chủ tịch UBND huyện Long thành tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở.
- Năm 2017 được Chủ tịch tỉnh Đồng Nai tặng Bằng khen vì có nhiều đóng góp trong quá trình hình thành và phát triển Ngành Tư pháp tỉnh Đồng Nai.
- Năm 2018 được Chủ tịch tỉnh Đồng Nai tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong đợt thi đua hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Năm 2019 được Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong 5 năm triển khai thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở năm.
- Năm 2022 được Chủ tịch tỉnh Đồng Nai tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện chương trình phổ biến giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021.