Về Vĩnh Lộc xem rước kiệu Thành hoàng

Cứ 5 năm 1 lần, làng Vĩnh Lộc lại tổ chức Lễ hội truyền thống. Năm nay, Lễ hội được tổ chức trong 3 ngày, từ ngày 7 đến ngày 9/2 (tức ngày 10 đến 12 tháng Giêng năm Ất Tỵ)...

Phùng Xá là xã có nền kinh tế phát triển nhất nhì huyện Thạch Thất với bàn đạp là làng nghề Vĩnh Lộc. Làng Vĩnh Lộc được mệnh danh là "làng giám đốc" khi mà ở đây cứ 4 gia đình thì sẽ có 1 gia đình mở công ty kinh doanh. Thậm chí có những gia đình có 3 - 4 anh em thì cả 3 - 4 anh em đều là giám đốc của một doanh nghiệp . Người dân Vĩnh Lộc trước đây có truyền thống làm về cơ khí, nhưng hiện nay do sự thay đổi và đổi mới về nền kinh tế mà đa số
người dân Vĩnh Lộc đã chuyển sang nghành Thép

Người dân múa rồng, rước kiệu quanh làng

Người dân múa rồng, rước kiệu quanh làng

Theo thần phả, Lễ hội truyền thống làng Vĩnh Lộc gắn liền với di tích lịch sử quán, đình làng Vĩnh, địa danh thờ Tam vị Thành Hoàng họ Vũ là Vũ Vượng, Vũ Chiêu, Vũ Hân, quê thị trấn Nam Sách, thành phố Hải Dương

Theo thần phả, Lễ hội truyền thống làng Vĩnh Lộc gắn liền với di tích lịch sử quán, đình làng Vĩnh, địa danh thờ Tam vị Thành Hoàng họ Vũ là Vũ Vượng, Vũ Chiêu, Vũ Hân, quê thị trấn Nam Sách, thành phố Hải Dương

Ba vị giỏi văn, võ, bốc thuốc, lưỡng nghệ tinh thông, có công giúp nước, cứu dân, theo Lê Lợi, Nguyễn Trãi đánh đuổi giặc Minh.

Ba vị giỏi văn, võ, bốc thuốc, lưỡng nghệ tinh thông, có công giúp nước, cứu dân, theo Lê Lợi, Nguyễn Trãi đánh đuổi giặc Minh.

Tại sân Quán làng Vĩnh Lộc, UBND xã Phùng Xá phối hợp với Ban di tích làng Vĩnh tổ chức Lễ khai hội truyền thống làng Vĩnh Lộc năm 2025.

Tại sân Quán làng Vĩnh Lộc, UBND xã Phùng Xá phối hợp với Ban di tích làng Vĩnh tổ chức Lễ khai hội truyền thống làng Vĩnh Lộc năm 2025.

Năm Quý Sửu 1433, Tam vị quy hóa, được Lê Thái Tổ phong Phúc Thần, lệnh cho 3 làng Phú Ổ, Vĩnh Lộc, Hữu Bằng lập từ đường thờ phụng.

Năm Quý Sửu 1433, Tam vị quy hóa, được Lê Thái Tổ phong Phúc Thần, lệnh cho 3 làng Phú Ổ, Vĩnh Lộc, Hữu Bằng lập từ đường thờ phụng.

Cứ 5 năm 1 lần, làng Vĩnh Lộc lại tổ chức Lễ hội truyền thống. Năm nay, Lễ hội được tổ chức trong 3 ngày từ ngày 7 đến ngày 9/2 (tức ngày 10 đến 12 tháng Giêng năm Ất Tỵ).

Cứ 5 năm 1 lần, làng Vĩnh Lộc lại tổ chức Lễ hội truyền thống. Năm nay, Lễ hội được tổ chức trong 3 ngày từ ngày 7 đến ngày 9/2 (tức ngày 10 đến 12 tháng Giêng năm Ất Tỵ).

Nơi thánh được rước qua, người dân đều bày biện lễ vật trước cửa nhà, ăn mặc trang trọng, chấp tay hành lễ khi thánh được rước qua.

Nơi thánh được rước qua, người dân đều bày biện lễ vật trước cửa nhà, ăn mặc trang trọng, chấp tay hành lễ khi thánh được rước qua.

Ngoài các vị Thành Hoàng, còn có kiệu Bác Hồ

Ngoài các vị Thành Hoàng, còn có kiệu Bác Hồ

Nô nước người dân trong làng tham gia

Nô nước người dân trong làng tham gia

Lễ hội thu hút đông đảo người dân trong làng và xung quanh vùng đến tham gia

Lễ hội thu hút đông đảo người dân trong làng và xung quanh vùng đến tham gia

Trò đi cầu khỉ thu hút nhất, với giải thưởng lên tới gần 200 triệu đồng

Trò đi cầu khỉ thu hút nhất, với giải thưởng lên tới gần 200 triệu đồng

Ngoài thực hiện hoạt động tín ngưỡng, tâm linh cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, gia đình hạnh phúc...

Ngoài thực hiện hoạt động tín ngưỡng, tâm linh cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, gia đình hạnh phúc...

Lễ hội truyền thống làng Vĩnh Lộc năm nay còn diễn ra nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ, trò chơi sôi nổi, đặc sắc...

Lễ hội truyền thống làng Vĩnh Lộc năm nay còn diễn ra nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ, trò chơi sôi nổi, đặc sắc...

Lễ hội nhằm tưởng niệm đến ông tổ làm cày bừa.

Lễ hội nhằm tưởng niệm đến ông tổ làm cày bừa.

Cờ người gồm các thanh, thiếu niên trong làng tham gia

Cờ người gồm các thanh, thiếu niên trong làng tham gia

Ngoài ra còn có hát quan họ, thể dục dưỡng sinh, trò chơi kéo co, bắt vịt cạn, bịt mắt bắt dê, đập niêu, kẹp bóng, leo cột mỡ, hội thi chim...

Ngoài ra còn có hát quan họ, thể dục dưỡng sinh, trò chơi kéo co, bắt vịt cạn, bịt mắt bắt dê, đập niêu, kẹp bóng, leo cột mỡ, hội thi chim...

Lễ hội truyền thống làng Vĩnh Lộc là dịp để tưởng nhớ, tri ân công lao to lớn của Tam vị
Thành Hoàng đối với dân, với nước...

Đồng thời khơi dậy truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tinh thần đại đoàn kết trong các tầng lớp nhân dân, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, tiến bộ và văn minh.

Đồng thời khơi dậy truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tinh thần đại đoàn kết trong các tầng lớp nhân dân, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, tiến bộ và văn minh.

Những nam thanh trong làng tham gia trò cờ người

Những nam thanh trong làng tham gia trò cờ người

Trước khi vào chơi đấu cờ người, đoàn cờ sẽ di quanh giếng làng

Trước khi vào chơi đấu cờ người, đoàn cờ sẽ di quanh giếng làng

Hội làng Vĩnh Lộc có phần rước bắt đầu từ Quán Vĩnh Lộc đến Cầu Cả, sau đó rước về Đình Làng Vĩnh Lộc

Hội làng Vĩnh Lộc có phần rước bắt đầu từ Quán Vĩnh Lộc đến Cầu Cả, sau đó rước về Đình Làng Vĩnh Lộc

Các hoạt động văn hóa và vui chơi đều diễn ra tại Đình làng

Các hoạt động văn hóa và vui chơi đều diễn ra tại Đình làng

Ban tổ chức trao giải cho người chơi cờ người đoạt giải Nhất, Nhì, Ba

Ban tổ chức trao giải cho người chơi cờ người đoạt giải Nhất, Nhì, Ba

Lễ hội không chỉ đem đến không gian văn hóa, mà còn truyền dạy cho thế hệ trẻ về nguồn cội, phong tục để lưu truyền cho muôn đời sau...

Lễ hội không chỉ đem đến không gian văn hóa, mà còn truyền dạy cho thế hệ trẻ về nguồn cội, phong tục để lưu truyền cho muôn đời sau...

Chu Hương

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/ve-vinh-loc-xem-ruoc-kieu-thanh-hoang-post602999.antd
Zalo