'Về nguồn' ôn lại truyền thống 75 năm Hội Nhà báo Việt Nam

Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam (21/4/1950 - 21/4/2025), hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), Hội Nhà báo tỉnh tổ chức Chương trình 'Về nguồn' tại các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang.

Từ ngày 22 - 27/4, đoàn công tác của Hội Nhà báo tỉnh, do Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Trần Cao Tánh làm trưởng đoàn đã đến thăm nhiều điểm di tích, khu di tích gắn với truyền thống 75 năm Hội Nhà báo Việt Nam và nền báo chí cách mạng Việt Nam.

Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Trần Cao Tánh dâng hương tại Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa, huyện Định Hóa (Thái Nguyên).

Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Trần Cao Tánh dâng hương tại Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa, huyện Định Hóa (Thái Nguyên).

Tại tỉnh Thái Nguyên, đoàn đã thành kính dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà tưởng niệm Người trên đỉnh đèo De, xã Phú Đình (Định Hóa). Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng ngời về người làm báo cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh xem báo chí như một vũ khí sắc bén để đấu tranh với kẻ thù. Người khẳng định: “Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ”.

Đoàn đã đến dâng hương và tham quan các "địa chỉ đỏ" của báo chí cách mạng Việt Nam, gồm: Di tích lịch sử quốc gia Địa điểm thành lập Hội Nhà báo Việt Nam, ở xóm Roòng Khoa, xã Điềm Mặc (Định Hóa) và Di tích lịch sử quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng ở xã Tân Thái (Đại Từ).

Đoàn dâng hương Di tích lịch sử quốc gia Địa điểm thành lập Hội Nhà báo Việt Nam tại thôn Roòng Khoa, xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa (Thái Nguyên).

Đoàn dâng hương Di tích lịch sử quốc gia Địa điểm thành lập Hội Nhà báo Việt Nam tại thôn Roòng Khoa, xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa (Thái Nguyên).

Đoàn tham quan không gian trưng bày tại Di tích lịch sử quốc gia Địa điểm thành lập Hội Nhà báo Việt Nam.

Đoàn tham quan không gian trưng bày tại Di tích lịch sử quốc gia Địa điểm thành lập Hội Nhà báo Việt Nam.

Cách đây 75 năm, tại thôn Roòng Khoa, xã Điềm Mặc, trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang bước vào giai đoạn ác liệt, những người làm báo cách mạng đã tập hợp, thống nhất dưới mái nhà chung Hội Nhà báo Việt Nam. Sự ra đời của Hội không chỉ đánh dấu bước trưởng thành về mặt tổ chức của giới báo chí mà còn khẳng định vai trò, trách nhiệm ngày càng lớn lao của báo chí trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước.

Tại Di tích lịch sử quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, cán bộ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh đã cùng nhau ôn lại dấu mốc lịch sử và chặng đường 75 năm xây dựng, trưởng thành của Hội thông qua những tư liệu, kỷ vật qua các thời kỳ được lưu giữ tại đây.

Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Bảo Lâm (giữa) giới thiệu với đoàn công tác của Hội nhà báo tỉnh Quảng Ngãi về những sử liệu được trưng bày tại Di tích lịch sử quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng.

Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Bảo Lâm (giữa) giới thiệu với đoàn công tác của Hội nhà báo tỉnh Quảng Ngãi về những sử liệu được trưng bày tại Di tích lịch sử quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng.

Đoàn tham quan không gian trưng bày tại Di tích lịch sử quốc gia Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng.

Đoàn tham quan không gian trưng bày tại Di tích lịch sử quốc gia Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Thái Nguyên được Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lựa chọn là An toàn khu của trung ương. Thời điểm này, Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng ra đời, do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, đặt tên và chỉ thị cho Tổng bộ Việt Minh tổ chức thực hiện. Đây là cơ sở đào tạo báo chí đầu tiên của báo chí cách mạng Việt Nam.

Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Trần Cao Tánh cho biết, Chương trình “Về nguồn” là dịp để cán bộ, nhà báo, hội viên Hội Nhà báo Việt Nam ôn lại lịch sử hào hùng của báo chí cách mạng Việt Nam; vị trí, vai trò của Hội Nhà báo Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

“Ôn lại lịch sử hào hùng của báo chí cách mạng, gắn liền với chiến khu Việt Bắc - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng lãnh đạo kháng chiến góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ người làm báo, tạo cơ hội để người làm báo hiểu sâu sắc hơn về lịch sử, khơi dậy niềm tự hào, ý chí tiếp bước truyền thống của báo chí cách mạng. Qua đó, động viên, cổ vũ hội viên giữ vững tinh thần cách mạng, đấu tranh chống thông tin xấu độc, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, khẳng định vai trò của báo chí trong thời kỳ mới”, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Trần Cao Tánh nhấn mạnh.

Đoàn dâng hương tại Di tích đình Tân Trào, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang).

Đoàn dâng hương tại Di tích đình Tân Trào, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang).

Trên hành trình về nguồn, đoàn công tác của Hội Nhà báo tỉnh cũng đã đến thăm Khu di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào, ở huyện Sơn Dương (Tuyên Quang). Khu di tích là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các cơ quan trung ương ở và làm việc trong giai đoạn tiền khởi nghĩa và thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, với các di tích tiêu biểu như: Đình Hồng Thái, Cụm di tích Nà Nưa, Đình Tân Trào, Cây đa Tân Trào,…

Đoàn thăm Di tích lán Nà Nưa, nơi ở và làm việc của lãnh tụ Hồ Chí Minh tại tỉnh Tuyên Quang, từ cuối tháng 5 đến ngày 22/8/1945.

Đoàn thăm Di tích lán Nà Nưa, nơi ở và làm việc của lãnh tụ Hồ Chí Minh tại tỉnh Tuyên Quang, từ cuối tháng 5 đến ngày 22/8/1945.

Ghi nhớ công ơn của các anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc, đoàn công tác đã viếng, dâng hương tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, ở huyện Vị Xuyên (Hà Giang).

Thành viên của đoàn thành kính tưởng niệm, dâng hương và thắp hương các phần mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên.

Thành viên của đoàn thành kính tưởng niệm, dâng hương và thắp hương các phần mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên.

Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên được khởi công xây dựng từ năm 1990. Đây là nơi yên nghỉ của hơn 1.800 liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc.

Thực hiện: Ý THU - THANH THUẬN

Nguồn Quảng Ngãi: http://baoquangngai.vn/top-col-2/202504/ve-nguon-on-lai-truyen-thong-75-nam-hoi-nha-bao-viet-nam-363045f/
Zalo