Vành đai 3 TPHCM đoạn qua huyện Hóc Môn đang thi công ra sao?

Do thiếu cát đắp nền nên đường vành đai 3 đoạn qua huyện Hóc Môn, TPHCM chỉ đạt gần 15% khối lượng thi công. Phần lớn các công việc đang thực hiện trên công trường là gia cố nền đường.

Dự án vành đai 3 TPHCM dài hơn 76 km với tổng mức đầu tư hơn 75.000 tỉ đồng, đi qua địa bàn bốn tỉnh, thành phố là TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai và Long An. Dự án chia làm 8 dự án thành phần, mỗi địa phương thực hiện hai dự án gồm giải phóng mặt bằng và xây lắp. Đoạn vành đai 3 qua TPHCM dài hơn 47 km gồm 14 gói thầu, trong đó có 10 gói thầu xây lắp chính và 4 gói thầu phục vụ vận hành, khai thác.

Dự án vành đai 3 TPHCM dài hơn 76 km với tổng mức đầu tư hơn 75.000 tỉ đồng, đi qua địa bàn bốn tỉnh, thành phố là TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai và Long An. Dự án chia làm 8 dự án thành phần, mỗi địa phương thực hiện hai dự án gồm giải phóng mặt bằng và xây lắp. Đoạn vành đai 3 qua TPHCM dài hơn 47 km gồm 14 gói thầu, trong đó có 10 gói thầu xây lắp chính và 4 gói thầu phục vụ vận hành, khai thác.

Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TPHCM (chủ đầu tư), hiện bốn gói thầu xây lắp được khởi công từ tháng 6-2023, trong đó gói thầu XL3 đạt khoảng 34,11%; gói thầu XL6 đạt khoảng 30%; gói thầu XL8 đạt khoảng 14%; gói thầu XL9 đạt khoảng 22%. Đối với sáu gói thầu xây lắp còn lại khởi công tháng 1-2024, gói thầu XL1 đạt khoảng 14%; gói thầu XL2 đạt khoảng 13%; gói thầu XL4 và XL5 đạt khoảng 10%; gói thầu XL7 đạt khoảng 17%; gói thầu XL10 đạt khoảng 6%. Trong 4 gói khởi công từ giữa năm 2023 thì gói XL8 có khối lượng thi công thấp nhất vì thiếu cát đắp nền.

Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TPHCM (chủ đầu tư), hiện bốn gói thầu xây lắp được khởi công từ tháng 6-2023, trong đó gói thầu XL3 đạt khoảng 34,11%; gói thầu XL6 đạt khoảng 30%; gói thầu XL8 đạt khoảng 14%; gói thầu XL9 đạt khoảng 22%. Đối với sáu gói thầu xây lắp còn lại khởi công tháng 1-2024, gói thầu XL1 đạt khoảng 14%; gói thầu XL2 đạt khoảng 13%; gói thầu XL4 và XL5 đạt khoảng 10%; gói thầu XL7 đạt khoảng 17%; gói thầu XL10 đạt khoảng 6%. Trong 4 gói khởi công từ giữa năm 2023 thì gói XL8 có khối lượng thi công thấp nhất vì thiếu cát đắp nền.

Gói thầu XL8 dài gần 9km bắt đầu từ đoạn giao quốc lộ 22 (Hóc Môn) đến khu vực xã Phạm Văn Hai (Bình Chánh). Đơn vị thi công gói thầu này là Liên danh Công ty CP Tập đoàn Cienco4 - Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Vận tải Xây dựng Giao thông T&T - Công ty CP Công trình giao thông Sài Gòn - Công ty CP Đầu tư và Xây dựng số 18. Giá trị gói thầu là 1.417 tỉ đồng với thời gian thực hiện hợp đồng xây lắp là 1.080 ngày.

Gói thầu XL8 dài gần 9km bắt đầu từ đoạn giao quốc lộ 22 (Hóc Môn) đến khu vực xã Phạm Văn Hai (Bình Chánh). Đơn vị thi công gói thầu này là Liên danh Công ty CP Tập đoàn Cienco4 - Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Vận tải Xây dựng Giao thông T&T - Công ty CP Công trình giao thông Sài Gòn - Công ty CP Đầu tư và Xây dựng số 18. Giá trị gói thầu là 1.417 tỉ đồng với thời gian thực hiện hợp đồng xây lắp là 1.080 ngày.

Trong ảnh là đoạn vành đai 3 đi qua huyện Hóc Môn. Hiện công nhân đang chủ yếu thi công xử lý nền đất yếu để ổn định đất móng. Phần lớn chiều dài gói thầu đều đang thực hiện công việc này.

Trong ảnh là đoạn vành đai 3 đi qua huyện Hóc Môn. Hiện công nhân đang chủ yếu thi công xử lý nền đất yếu để ổn định đất móng. Phần lớn chiều dài gói thầu đều đang thực hiện công việc này.

Công nhân đang thi công ép bậc thấm. Đây là phương pháp dẫn nước từ lòng đất ra ngoài để tăng sức tải trọng của nền đất.

Công nhân đang thi công ép bậc thấm. Đây là phương pháp dẫn nước từ lòng đất ra ngoài để tăng sức tải trọng của nền đất.

Theo chủ đầu tư, nhu cầu vật liệu cát đắp nền đường của đường vành đai 3 qua TPHCM trong năm 2024 là 3,7 triệu m³. Đến nay đã có khoảng 1,1 triệu m³ cát được tập kết về công trình từ các nguồn cát thương mại trong nước, cát từ Campuchia và cát từ các tỉnh miền Tây. Theo tính toán của chủ đầu tư, để hoàn thành đường vành đai 3 cần sử dụng khoảng 9,3 triệu m³, riêng 47 km qua TPHCM cần 7,1 triệu m³ cát.

Theo chủ đầu tư, nhu cầu vật liệu cát đắp nền đường của đường vành đai 3 qua TPHCM trong năm 2024 là 3,7 triệu m³. Đến nay đã có khoảng 1,1 triệu m³ cát được tập kết về công trình từ các nguồn cát thương mại trong nước, cát từ Campuchia và cát từ các tỉnh miền Tây. Theo tính toán của chủ đầu tư, để hoàn thành đường vành đai 3 cần sử dụng khoảng 9,3 triệu m³, riêng 47 km qua TPHCM cần 7,1 triệu m³ cát.

Bên cạnh việc xử lý gia cố nền đất yếu, các đơn vị thi công cũng đang xây dựng các cầu vượt tại các khu vực giao với đường dân sinh hiện hữu.

Bên cạnh việc xử lý gia cố nền đất yếu, các đơn vị thi công cũng đang xây dựng các cầu vượt tại các khu vực giao với đường dân sinh hiện hữu.

Các mố trụ của cầu cạn đã được đổ bê tông thân bệ.

Các mố trụ của cầu cạn đã được đổ bê tông thân bệ.

Theo kế hoạch, TPHCM sẽ thông xe kỹ thuật cầu cạn 14 km đoạn Thủ Đức vào cuối tháng 1-2026 và thông xe tuyến chính cao tốc đoạn dài 33 km qua Củ Chi - Hóc Môn - Bình Chánh vào dịp 30-4-2026. Ở giai đoạn 1 (đang thực hiện), đường được thiết kế quy mô 4 làn xe cao tốc hạn chế, bề rộng mặt đường khoảng 20 m với tốc độ tối đa 80 km/h. Ở giai đoạn hoàn chỉnh, đường có quy mô đường cao tốc 8 làn xe, vận tốc 100 km/h.

Theo kế hoạch, TPHCM sẽ thông xe kỹ thuật cầu cạn 14 km đoạn Thủ Đức vào cuối tháng 1-2026 và thông xe tuyến chính cao tốc đoạn dài 33 km qua Củ Chi - Hóc Môn - Bình Chánh vào dịp 30-4-2026. Ở giai đoạn 1 (đang thực hiện), đường được thiết kế quy mô 4 làn xe cao tốc hạn chế, bề rộng mặt đường khoảng 20 m với tốc độ tối đa 80 km/h. Ở giai đoạn hoàn chỉnh, đường có quy mô đường cao tốc 8 làn xe, vận tốc 100 km/h.

Minh Hoàng

Nguồn Saigon Times: https://thesaigontimes.vn/vanh-dai-3-tphcm-doan-qua-huyen-hoc-mon-dang-thi-cong-ra-sao/
Zalo