Vận dụng bài học trân trọng 'Tìm người tài đức'
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận rõ, đánh giá đúng và khơi nguồn cho dòng sức mạnh trí tuệ cuộn chảy trong dòng lớn mạnh mẽ là cuộc đấu tranh chung của cả dân tộc. Ý nghĩa của việc trân trọng 'Tìm người tài đức' năm xưa và kinh nghiệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh huy động mọi nguồn lực trí tuệ trong hành trình giành lại, giữ vững độc lập, tự do và xây dựng đất nước vẫn mang nhiều ý nghĩa thiết thực.
MẠCH NGẦM MẠNH MẼ ĐƯỢC KHƠI THÔNG
Năm 1484, Đông các Đại học sĩ Thân Nhân Trung đã khẳng định trên tấm bia đầu tiên ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì đất nước mạnh và đi lên, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà xuống thấp. Bởi vậy các bậc vua tài giỏi đời xưa, chẳng có đời nào lại không chăm lo nuôi dưỡng và đào tạo nhân tài bồi đắp thêm nguyên khí".
Mạch ngầm truyền thống yêu nước chảy trong cốt cách mỗi trí thức Việt Nam. Tinh thần dân tộc thấm sâu thêm trầm ở họ. Đến thời cận đại, họ là những người góp phần quan trọng trong sự chuyển biến mạnh mẽ của xã hội Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ XX trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục v.v.. với vai trò là những người tiên phong trong việc nhận thức và truyền tải những tư tưởng và tri thức mới. Nhiều người trong số họ được đào tạo ở Pháp với mục đích sử dụng phục vụ cho chính quyền thực dân. Nhưng nhiều nhà trí thức đã sử dụng những kiến thức của mình đã được nước Pháp trang bị như một vũ khí trong cuộc đấu tranh (không chỉ là giải phóng) của dân tộc. Có thể kể tên những trí thức yêu nước tiêu biểu như: Phan Văn Trường. Nguyễn An Ninh, Đào Duy Anh, Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Hữu Thọ... với sự ngưỡng mộ rất lớn trong quân chủng. Họ đã đi tiên phong trong nhiều cuộc đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho nhân dân, cho dân tộc. Khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, năm 1930, trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, lực lượng cách mạng của Đảng được xác định không chỉ bao gồm công nhân, nông dân mà còn có tiểu tư sản, trí thức.

Chủ tịch Hồ Chí Minh với các đại biểu trí thức dự Hội nghị Chính trị đặc biệt tháng 3-1964.
Những năm 1941-1945, Đảng lãnh đạo toàn dân đồng tâm, quyết liệt giành độc lập, tự do. Hội Văn hóa Cứu quốc ra đời năm 1943, Đảng Dân chủ Việt Nam thành lập ngày 30/6/1944 đều là thành viên Mặt trận Việt Minh. Đây là những tổ chức tập hợp rộng rãi các nhà văn hóa, văn nghệ, các trí thức yêu nước đồng lòng chung sức trong cuộc đấu tranh giành lại độc lập dân tộc. Họ đã gạt sang một bên cuộc sống vật chất đầy đủ, gạt sang một bên những bổng lộc, vinh hoa được hứa hẹn để đồng hành cùng vận mệnh của dân tộc. Họ "đi theo Cụ Hồ" vì "Điều mấu chốt là Chủ tịch Hồ Chí Minh áp dụng chính sách tín nhiệm đối với trí thức” như lời luật sư Phan Anh, một trí thức nổi tiếng, sau này trả lời phỏng vấn của nhà sử học Na Uy Stein Tonnesson.
“KHÉO DÙNG THÌ NHÂN TÀI CÀNG NGÀY CÀNG PHÁT TRIỂN CÀNG THÊM NHIỀU”
Vai trò nguồn lực trí tuệ thúc đẩy công cuộc kháng chiến và kiến quốc được Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá cao và tìm mọi cách phát triển. Ngày 14/11/1945, Người viết bài Nhân tài và kiến quốc đăng trên báo Cứu quốc, nhấn mạnh: “Kháng chiến phải đi đôi với kiến quốc. Kháng chiến có thắng lợi thì kiến quốc mới thành công. Kiến quốc. có chắc thành công, kháng chiến mới mau thắng lợi. Kiến thiết cần có nhân tài. Nhân tài nước ta dù chưa có nhiều lắm nhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài càng ngày càng phát triển càng thêm nhiều.... Người nhận lỗi của “Chính phủ nghe không đến, thấy không khắp, đến nổi những bậc tài đức không thể xuất thân". Người nêu mong muốn "trọng dụng những kẻ hiện năng" và trân trọng. “Tìm người tài đức”.
Nền cộng hòa và chính quyền nhân dân non trẻ đứng trước nhiều thử thách gian nan. Trên tinh thần coi trí thức là vốn quý của dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá cao và tìm mọi cách để nguồn lực trí tuệ phục vụ cho công cuộc kháng chiến và kiến quốc được khai thông và bùng phát mạnh mẽ. Hơn thế, Người nhìn nhận nhận tài không phải chỉ có trong Đảng và nêu chủ trương “Tập trung nhân tài bất phân đảng phái để kêu gọi, tập hợp đội ngũ trí thức. Trong những năm đầu tiên của nền cộng hòa, chủ trương đúng đắn đó cùng với “sức cảm hóa Hồ Chí Minh" đã thu hút được nhân tâm của các trí thức yêu nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh không mắc “căn bệnh kiêu ngạo cộng sản" trước đây V. I. Lênin đã cảnh báo những người cộng sản Nga khi mới lập nên Chính quyền Xô viết. Người đã vượt qua những khuôn khổ thông thường để ứng xử bằng tinh thần đại nhân, đại nghĩa, đại lượng. Phải có tầm nhìn vượt trên tư duy cũ, phải dựa trên lợi ích tối cao của cách mạng và dân tộc Việt Nam mới có được cách ứng xử đó. Những trí thức Việt Nam ưu tú thời đó đã tập hợp quanh Chính phủ do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu. Họ được trọng dụng và bảo vệ chính quyền cách mạng và trong cả sự nghiệp bảo vệ độc lập và dựng đất nước sau này.
KHUYẾN KHÍCH VÀ TRỌNG DỤNG TÀI NĂNG TRONG BỐI CẢNH MỚI
Ngày 18/11/2024, trong buổi gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam tại Đại học quốc gia Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh ý kiến: "Nhân lực chất lượng cao tiếp tục được Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII xác định là đội phá chiến lược và đổi mới giáo dục đào tạo là nhiệm vụ, giải pháp chiến lược của Đại hội XIV, Trong bài phát biểu tại buổi gặp mặt các trí thức, các nhà khoa học ngày 30/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ rõ trách nhiệm, sứ mệnh của đội ngũ trí thức, nhà khoa học trong giai đoạn cách mạng mới, thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược, đưa nước ta đến năm 2045 là nước phát triển, có thu nhập cao". Trách nhiệm đó được thực hiện trong bối cảnh toàn cầu có những thay đổi nhanh chóng về nhiều phương diện, trí tuệ nhân loại và văn minh phát triển vượt bậc tác động trực tiếp tới tăng trưởng kinh tế. Đội ngũ trí thức, các nhà khoa học có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình chuyển biến đổ. Việt Nam cũng không thể nằm ngoài xu hướng chung.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khi tri thức và khoa học - công nghệ trực tiếp trở thành lực lượng sản xuất thì kinh nghiệm huy động mọi nguồn lực trí tuệ, “Tập trung nhân tài, bất phân đảng phái từ những ngày bắt đầu nền dân chủ cộng hòa ở Việt Nam vẫn mang nhiều ý nghĩa thiết thực khi chúng ta đang chú trọng phát huy mọi nguồn lực, kêu gọi mọi sự đóng góp bằng tâm, bằng tài của các trí thức góp sức phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.
Trong tài năng cá nhân xuất chúng có yếu tố thiên bẩm. Nhưng những yếu tố đó phải được nuôi dưỡng bằng cả quá trình nên luyện lâu dài và gian khổ. Tài năng cá nhân muốn hiển lộ và có thể sử dụng. phát huy, giúp ích cho đời lại cần có sự trọng dụng của người lãnh đạo và một tinh thần khuyến khích, trân trọng của cả xã hội, một môi trường kết nối, giao lưu rộng rãi. Sự rèn luyện, tu dưỡng tài năng mang ý nghĩa của một triết lý sống giữa nhân gian. Việc trọng dụng tài năng thể hiện sự ưu việt của chế độ xã hội. Đô chính là những đường nét văn hóa làm nên “sức mạnh mềm" quốc gia mà chúng ta đang phấn đấu xây dựng. Với mỗi cá nhân, yêu cầu về tinh thông nghiệp vụ được đặt song song với những yêu cầu về phẩm chất đạo đức, tư cách. Bên cạnh những tố chất bẩm sinh, quá trình khổ luyện hoàn thiện cả năng lực và phẩm chất để trở thành người xuất sắc, trở thành nhân tài có tính văn hóa nhân văn sâu sắc.
Đội ngũ trí thức, nhà khoa học chính là những người tiên phong, nòng cốt tạo ra sự đổi mới, bứt phá mạnh mẽ cho mục tiêu phát triển nhanh, bền vững của đất nước trong giai đoạn mới. Nghị quyết 57 NQ/TW về đột phá phát triển khoa học. công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đã chỉ ra những định hướng chiến lược cho các ngành khoa học, xóa bỏ rào cản, giải phóng năng lực để thúc đẩy đột phá trong nghiên cứu, phát triển khoa học. Sắp tới, Quốc hội sẽ ban hành Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo là khung pháp lý cho việc đổi mới mạnh mẽ, nâng cao hiệu quả và chất lượng sản phẩm của các cơ quan nghiên cứu, của các cán bộ nghiên cứu.
Bên cạnh những yếu tố phấn đấu, rèn luyện, tu dưỡng tự thân của mỗi cá nhân, ở tầm vĩ mô đã có "Chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, được Chính phủ ban hành ngày 31/7/2023. Chiến lược đó khuyến khích tìm kiếm nhân tài, phát hiện người có phẩm chất đạo đức, lối sống chuẩn mực; có khát vọng cống hiến, phụng sự Tổ quốc và Nhân dân, đồng thời đề cao trách nhiệm của người giới thiệu, tiến cử nhân tài; bảo đảm công khai, minh bạch, dân chủ trong giới thiệu, tiến cử, công nhận nhân tài. Cùng với việc thực hiện những chủ trương đó là áp dụng các cơ chế, tiêu chí sàng lọc để không “bỏ sót những người thật sự có đức, có tài nhưng đồng thời cũng không để "lọt" những người không đủ phẩm chất. Với định hưởng chiến lược đó, chúng ta khơi dậy và phát huy mạnh mẽ nguồn vốn quý tri tuệ trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, để không (thể) tụt hậu và tích cực vươn lên. Trong kỳ nguyên mới của dân tộc, những công việc chúng ta đang thực hiện hôm nay để phát triển nguồn lực con người, đặc biệt là nguồn lực con người chất lượng cao, thu hút và bồi dưỡng nhân tài cũng là sự cụ thể hóa tinh thần tin nhiệm trí thức, trọng dụng nhân tài và kinh nghiệm huy động mọi nguồn lực trí tuệ cho đất nước mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn năm xưa.
(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập – Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t. 4, tr 114.
(2) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 4, tr. 504.
(3) https://special.nhandan.vn/bai-phat-bieu-cua-Tong-Bi-thu-To-Lam-nhan-ngay-20-11/index.html
(4) https://special.nhandan.vn/phat-bieu-cua-TBT- To-Lam-tai-gap-mat-dai-bieu-tri-thuc-nha-khoa-hoc-toan-quoc/index.html