Vẫn còn điểm dân cư ngập sâu gần 2m tại Thanh Trì, tiếp tục tiếp tế cho người dân

Sau nhiều ngày 'chìm trong biển nước', đến ngày 13/9, nước đã rút nhanh tại thôn Đại Lan (huyện Thanh Trì, Hà Nội), đường xá, nhà ở, trường học, cây trồng bị nhấn chìm bởi nước lũ đã hiện ra. Tuy nhiên nhiều điểm dân cư vẫn bị ngập, có xóm ba mặt có đường ngập sâu, chỗ sâu nhất gần 2m, đi lại rất khó khăn. Các lực lượng chức năng và nhân dân tiếp tục tiếp tế cho người dân.

Trước đó, do ảnh hưởng của nước lũ, người dân thôn Đại Lan ( xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì, Hà Nội) khốn khổ khi toàn bộ đường, nhà ở, trường học, cây trồng... trên địa bàn đã bị nhấn chìm bởi nước lũ, thậm chí có nhiều hộ bị ngập sâu đến hết tầng hết tầng 1.

 Người dân tại thôn Đại Lan (thuộc xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì, Hà Nội) những ngày qua phải sống trong cảnh mênh mông nước ngập.

Người dân tại thôn Đại Lan (thuộc xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì, Hà Nội) những ngày qua phải sống trong cảnh mênh mông nước ngập.

 Nước ngập sâu nhấn chìm nhiều hoa màu của bà con nhân dân

Nước ngập sâu nhấn chìm nhiều hoa màu của bà con nhân dân

Ngày 13/9, có mặt tại thôn Đại Lan, phóng viên được chị Đặng Thị Hải (Đội 3, thôn Đại Lan) kể lại, ngày 10/9 người dân vẫn di chuyển tại một số trục đường bình thường, nhưng đến sáng hôm sau nước đã ngập rất sâu, "như chỗ tôi đang đứng đã lên tới cổ, có nhiều nơi sâu hơn nữa, nước lên quá nhanh ngoài sức tưởng tượng, cả làng bị cô lập".

 Trong ảnh, cán bộ chiến sỹ công an đang chuyển đồ tiếp tế để mang vào cho bà con trong các khu vực bị ngập sâu (ngày 12/9).

Trong ảnh, cán bộ chiến sỹ công an đang chuyển đồ tiếp tế để mang vào cho bà con trong các khu vực bị ngập sâu (ngày 12/9).

"Lúc này may có Nhà nước, cán bộ đã đến giúp mọi người di chuyển bằng ca-nô và các thuyền to. Ngoài sự giúp đỡ của các cấp chính quyền, các đơn vị, thì có nhiều anh, chị em trong thôn Đại Lan góp tiền mua thuyền (thuyền tôn nhỏ) mang về để cho mọi người đi lại với tổng 33 thuyền, nhiều gia đình cũng chủ động nhờ mua thêm thuyền, nhưng vẫn không đủ vì số lượng người đông.

Khi nước lên cao, mọi người cùng bảo nhau đi từng ngõ, gọi từng nhà để tiếp tế cho bà con, nào nước, sữa, mỳ tôm... Dù chỉ hỗ trợ được phần nào nhưng tất cả mọi người đã đồng lòng, cố gắng vượt lên", chị Hải xúc động.

 Ngày 13/9, ghi nhận của phóng viên, người dân ở các điểm khô ráo chuẩn bị đồ ăn, thức uống cứu trợ những người trong vùng bị ngập úng

Ngày 13/9, ghi nhận của phóng viên, người dân ở các điểm khô ráo chuẩn bị đồ ăn, thức uống cứu trợ những người trong vùng bị ngập úng

 Anh Thắng, một người dân làng Đại Lan ôm theo túi lương thực, vượt qua điểm ngập để mang những phần quà của UBND xã hỗ trợ người dân

Anh Thắng, một người dân làng Đại Lan ôm theo túi lương thực, vượt qua điểm ngập để mang những phần quà của UBND xã hỗ trợ người dân

Anh Phạm Văn Thu - Chủ tịch Ủy ban mặt trận tổ quốc (UBMTTQ) xã Duyên Hà cho biết, đây là cơn lũ lịch sử, gần 20 năm nay mới có trận lũ như vậy, nước lũ lên rất nhanh, nhiều bà con không kịp xử lý tình huống, nhiều xóm bị cô lập.

Đặc biệt thiếu điện, thiếu nước, những ngày "chìm trong biển nước" đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. Trong cơn hoạn nạn, các khu dân cư đã được huyện Thanh Trì, xã Duyên Hà và các xã lân cận hỗ trợ rất nhiều về lương thực, thực phẩm, nước uống.

 Ngổn ngang đồ đạc sau cơn lũ, người dân tranh thủ dọn dẹp khi nước rút

Ngổn ngang đồ đạc sau cơn lũ, người dân tranh thủ dọn dẹp khi nước rút

 Ngày 13/9, lực lượng quân đội vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ đảm bảo an toàn và hỗ trợ người dân trong mưa lũ.

Ngày 13/9, lực lượng quân đội vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ đảm bảo an toàn và hỗ trợ người dân trong mưa lũ.

Nước dâng cao, nhiều xóm bị cô lập, nhiều hộ bị ngập sâu đến hết tầng hết tầng 1, di chuyển bằng thuyền đi lại khó khăn. Để vận chuyển tiếp tế nhu yếu phẩm cho bà con, các đơn vị đã bố trí lực lượng trên dốc đê, nơi cao không bị ngập và đóng gói, cùng với đội tình nguyện, tất cả người dân ở trong thôn chung tay vận chuyển đến bà con.

"Bên cạnh đó những ngày mưa lũ, lực lượng quân đội, lực lượng công an thành phố và huyện cũng về hỗ trợ rất nhiều. Đặc biệt cách đây 2 ngày đưa đón hỗ trợ, cứu trợ bà con từ trong vùng lũ đi ra và từ ngoài đi vào, tiếp tế cũng như phòng chống lũ lụt khi dâng lên", anh Thu chia sẻ.

 Nhiều điểm dân cư vẫn bị ngập, có xóm ba mặt có đường ngập sâu, chỗ sâu nhất gần 2m, đi lại rất khó khăn. Các lực lượng chức năng và nhân dân tiếp tục tiếp tế cho người dân.

Nhiều điểm dân cư vẫn bị ngập, có xóm ba mặt có đường ngập sâu, chỗ sâu nhất gần 2m, đi lại rất khó khăn. Các lực lượng chức năng và nhân dân tiếp tục tiếp tế cho người dân.

 Những phần quà của UBND xã tiếp tục được các tình nguyện viên gửi tới tay người dân có nhà cửa bị bao quanh bởi nước lũ

Những phần quà của UBND xã tiếp tục được các tình nguyện viên gửi tới tay người dân có nhà cửa bị bao quanh bởi nước lũ

Theo ghi nhận của phóng viên và thông tin từ Chủ tịch UBMTTQ xã Duyên Hà, ngày 13/9, so với với những ngày trước, nước đã rút được hơn 1m, hiện còn một số tuyến đường của thôn bị ngập, chỗ sâu nhất gần 2m (nước từ mặt đường trở lên).

Vừa phân chia thực phẩm, nước uống tiếp tế cho bà con, anh Phạm Văn Thu cho biết: "Một xóm thuộc thôn Đại Lan vẫn ngập sâu, việc di chuyển, tiếp cận khó khăn. Còn một số xóm lượng nước trên mặt đường nông hơn việc hỗ trợ, động viên bà con dễ dàng hơn".

Minh Chí

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/van-con-diem-dan-cu-ngap-sau-gan-2m-tai-thanh-tri-tiep-tuc-tiep-te-cho-nguoi-dan-post312227.html
Zalo