Ươm 'mầm xanh' hy vọng cho nhiều gia đình hiếm muộn
Khó khăn về tài chính sau nhiều lần thất bại liên tiếp làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) khiến nhiều gia đình dang dở ước mơ tìm con. Vì thế, các cơ sở y tế đã có nhiều chương trình tiếp thêm động lực cho các gia đình về mặt tài chính với những chính sách rất nhân văn.
Thiên chức làm cha, làm mẹ luôn là đích đến, là khát khao cháy bỏng của các cặp vợ chồng trong hôn nhân. Với nhiều người, đó là việc tưởng chừng đơn giản. Nhưng với các cặp vợ chồng hiếm muộn, khát khao ấy là một hành trình dài phải trải qua nhiều cung bậc cảm xúc, trở ngại tâm lý và cả những lo lắng về tài chính.
Kết hôn năm 2010, sau nhiều lần can thiệp hỗ trợ sinh sản IUI, IVF không thành công tại cơ sở y tế khác, năm 2022 vợ chồng chị Đỗ Thu Hà (35 tuổi, tại Hà Nội) tìm đến Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội với niềm khát khao làm mẹ. Đây là những hy vọng cuối cùng sau hành trình tìm con kéo dài hơn một thập kỷ của gia đình chị.
Lúc này, chỉ số dự trữ buồng trứng (AMH) của chị Hà chỉ còn 0,67 ng/mL (AMH bình thường ở phụ nữ dưới 38 tuổi khoảng từ 2,2 đến 6,8 ng/mL). Trải qua nhiều khó khăn can thiệp, thật may mắn là sau 3 chu kỳ gom noãn, chị đã tạo được nhiều phôi và đậu thai thành công. Giữa năm 2023, chị Hà hạ sinh một bé gái kháu khỉnh đáng yêu trong niềm hạnh phúc thiêng liêng khi lần đầu được làm mẹ.
Cũng giống như gia đình chị Hà, vợ chồng chị Bùi Thị Thúy (34 tuổi, Thanh Hóa) đã đón được con yêu thành công sau 7 năm khắc khoải mong chờ nhờ thực hiện hỗ trợ sinh sản IVF ở Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội.
Kết hôn năm 2016, những tưởng tình yêu của anh chị sẽ đơm hoa kết trái nhưng đợi mãi không thấy tin vui về. Năm 2020 hai vợ chồng bắt đầu hành trình tìm con vào đúng thời điểm đại dịch Covid-19 bùng phát, đi lại gặp nhiều khó khăn.
Vượt qua những trở ngại về hoàn cảnh, áp lực tâm lý sau nhiều lần chuyển phôi thất bại, năm 2022 chị Thúy đã đậu thai thành công để rồi đầu năm 2023 cả gia đình nội ngoại hai bên vỡ òa hạnh phúc khi chị Thúy hạ sinh một bé trai kháu khỉnh đáng yêu, chấm dứt chuỗi ngày khó khăn về kinh tế và những áp lực tâm lý trên hành trình tìm con.
Chị Hà và chị Thúy cũng đã từng nhiều lần chuyển phôi thất bại, gặp nhiều khó khăn về tài chính để hái được quả ngọt như ngày hôm nay. Tuy nhiên, có không ít cặp vợ chồng đã phải dừng lại hành trình tìm con bởi những khó khăn về kinh tế sau những chu kỳ IVF thất bại.
Thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Thu Hiền, Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cho biết, qua thực tế thăm khám, các bác sĩ gặp không ít các trường hợp gia đình hiếm muộn lâu năm gặp khó khăn về kinh tế, thậm chí có những cặp vợ chồng thất bại liên tiếp nhiều chu kỳ IVF ở nhiều nơi trước khi đến với AF HANOI, họ mang tâm lý lo lắng hoang mang về hành trình tìm con phía trước, họ sợ đối mặt với hai từ “thất bại” kéo theo những áp lực lớn về tài chính.
Do đó, để tiếp thêm động lực cho các gia đình hiếm muộn, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội triển khai chương trình “Ươm mầm xanh, bảo hành IVF”. Chương trình ra đời với mục tiêu hỗ trợ tài chính rất nhân văn, xây dựng niềm tin vững chắc cho các gia đình.
"Chương trình “Ươm mầm xanh - Bảo hành IVF” như một sự bảo đảm về tài chính, mang lại sự an tâm và thắp lên hy vọng về kết quả tốt đẹp sau hành trình dài mong mỏi hai tiếng con yêu. Khi bệnh nhân đủ điều kiện thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm, đăng ký tham gia chương trình và chọc hút noãn tại bệnh viện trong thời gian từ 6/11/2024 đến hết ngày 30/4/2025 sẽ được hoàn lại toàn bộ chi phí thụ tinh trong ống nghiệm nếu quá trình chuyển phôi không thành công.
Trong trường hợp, các gia đình chưa đạt được việc chuyển phổi thành công như mong đợi, chính sách bảo hành IVF chính là nguồn động viên, giúp các gia đình hiếm muộn vững tin bước tiếp trên hành trình tìm con", bác sĩ Hiền cho hay.