Ukraine mất hai trong số những máy bay chiến đấu Su-27 cuối cùng

Bộ Quốc phòng Nga hôm 15/9 cho biết, lực lượng phòng không của nước này đã bắn hạ ba trong số những tiêm kích chiến đấu ít ỏi của Ukraine.

Máy bay chiến đấu MiG-29 (bay phía trên) và tiêm kích Su-27

Máy bay chiến đấu MiG-29 (bay phía trên) và tiêm kích Su-27

Theo Bộ Quốc phòng Nga, hai chiếc máy bay chiến đấu Su-27 Flanker của Ukraine đã bị bắn hạ bởi không quân Nga, trong khi một chiếc MiG-29 của Ukraine bị lực lượng phòng không bắn hạ.

Su-27 và MiG-29, cả hai đều được phát triển ở Liên Xô, nhằm đối phó với máy bay thế hệ thứ 4 của Hoa Kỳ là F-15 và F-16.

Tiêm kích Su-27, một máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không hạng nặng, có tầm hoạt động dài, radar lớn hơn và hiệu suất vượt trội so với MiG-29, một máy bay chiến đấu hạng trung.

Trong các bài kiểm tra ở phương Tây vào những năm 1990, các máy bay chiến đấu do Liên Xô chế tạo đã được đánh giá là vượt trội hơn so với các đối tác Hoa Kỳ.

Su-27 được công nhận là một trong những máy bay chiến đấu hàng đầu trong nhiệm vụ không đối không của thế kỷ 20.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, Ukraine đã thừa kế một số lượng lớn cả Su-27 lẫn MiG-29. Kể từ năm 2022, Ukraine cũng đã nhận được thêm MiG-29 từ nhiều quốc gia Đông Âu khác, các quốc gia này đã xuất khẩu rộng rãi trong thời kỳ liên minh Warsaw.

Các chiến đấu cơ Su-27 đã chịu tổn thất nặng nề trong nhiều cuộc chạm trán với lực lượng Nga kể từ khi cuộc xung đột quy mô lớn bùng phát vào tháng 2/2022.

Trận không chiến lớn nhất được biết đến của loại máy bay này xảy ra vào ngày 5/3/2022, khi bốn chiếc Su-27 bị mất trong cuộc giao tranh không đối không gần thành phố Zhytomir. Phần còn lại của đội máy bay gần đây đã chịu tổn thất nghiêm trọng từ các cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga vào các căn cứ không quân của họ.

Gần đây nhất, ngày 21/8, hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung BuK-M3 của Nga đã bắn hạ một chiếc Su-27 của Ukraine sau khi phi công cố gắng thả bom bay dẫn đường vào lực lượng Nga ở khu vực Kursk.

Trong tương lai gần, Ukraine khó có khả năng nhận được một máy bay chiến đấu có hiệu suất bay ấn tượng hoặc tầm bắn cao tương tự, vì các máy bay F-16 và Dassault Mirage 2000 có kích thước chỉ gần bằng một nửa Su-27, với tầm hoạt động chưa đến một nửa và radar chỉ bằng một phần ba so với radar của máy bay Liên Xô.

Vì vậy, việc mất mát những chiếc máy bay Su-27 cuối cùng của Ukraine được các chuyên gia quân sự đánh giá là một tổn thất nặng nề của nước này.

Ngọc An

Nguồn Công Lý: https://congly.vn/ukraine-mat-hai-trong-so-nhung-may-bay-chien-dau-su-27-cuoi-cung-449518.html
Zalo