Tưng bừng lễ hội truyền thống đền Trấn Vũ

Ngày 31/3 (tức ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch), tại Phường Thạch Bàn, quận Long Biên, thành phố Hà Nội đã diễn ra lễ hội truyền thống đền Trấn Vũ năm 2025. Lễ hội ôn lại những truyền thuyết từ ngàn xưa về Đức thánh Huyền Thiên Trấn Vũ, vị thần bảo vệ, giữ sự bình yên cho muôn dân.

Lễ hội đền Trấn Vũ được tổ chức thường niên từ ngày 1/3 đến hết ngày 4/3 âm lịch hằng năm. Chính hội diễn ra vào ngày 3/3 âm lịch - Ngày sinh của Đức Thánh Huyền Thiên Trấn Vũ.

Lễ hội đền Trấn Vũ được tổ chức thường niên từ ngày 1/3 đến hết ngày 4/3 âm lịch hằng năm. Chính hội diễn ra vào ngày 3/3 âm lịch - Ngày sinh của Đức Thánh Huyền Thiên Trấn Vũ.

Lễ hội đền Trấn Vũ là dịp tri ân Đức thánh Huyền Thiên Trấn Vũ, là vị thần trị thủy chống lũ lụt trong quan niệm tâm linh của nhân dân ta. Lễ hội đã tái hiện những nét văn hóa truyền thống đặc sắc, thể hiện khát vọng của người dân cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, một cuộc sống đủ đầy, ấm no, hạnh phúc.

Lễ hội cũng góp phần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc luôn hướng về cội nguồn đồng thời là nơi giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa cho thế hệ trẻ tương lai.

Đền Trấn Vũ được được công nhận di tích quốc gia năm 1990.

Đền Trấn Vũ được được công nhận di tích quốc gia năm 1990.

Giới thiệu về lễ hội, ông Nguyễn Quang Khải, Trưởng tiểu Ban Quản lý di tích đền Trấn Vũ, cho biết: Thời gian Vua Lê Thánh Tông đi chinh phạt phương nam có đóng quân tại nơi đây, đức vua được Thánh tổ ứng mộng giúp đánh thắng giặc.

Để tưởng nhớ công lao của Đức Thánh, nhà vua đã cho nhân dân địa phương lập đền thờ. Tượng và bài vị bằng gỗ ghi chữ vàng “Hiển linh Trấn Vũ quán”.

Đền Trấn Vũ đã trải qua nhiều đợt tu sửa, đến thời Nguyễn thì xây dựng lại hoàn toàn. Nơi đây hiện đang lưu giữ pho tượng Huyền Thiên Trấn Vũ được công nhận là bảo vật quốc gia. Tượng đồng đúc liền khối được chế tác khoảng thế kỷ 18, cao hơn 4m, nặng khoảng hơn 4.000kg.

Nghi thức tế lễ tại sân đình.

Nghi thức tế lễ tại sân đình.

Một trong những giá trị văn hóa độc đáo của Lễ hội truyền thống đền Trấn Vũ là nghi lễ “Kéo co ngồi” - tập quán xã hội, tín ngưỡng có từ lâu đời trong hội làng Cự Linh, xã Thạch Bàn, huyện Gia Lâm xưa (nay là cụm Ngọc Trì, phường Thạch Bàn, quận Long Biên).

Sau khi làm lễ, cây song dùng để kéo co được đội trưởng của các nhóm dâng cao 3 lần với mục đích nâng cao khí thế, tinh thần của người tham gia.

Sau khi làm lễ, cây song dùng để kéo co được đội trưởng của các nhóm dâng cao 3 lần với mục đích nâng cao khí thế, tinh thần của người tham gia.

Các đội tham gia kéo co cùng rước dây song ra xới kéo co.

Các đội tham gia kéo co cùng rước dây song ra xới kéo co.

Tương truyền, xưa kia phường Thạch Bàn có 12 giếng nước. Vào năm hạn hán, 11 giếng cạn hết nước, chỉ còn giếng nước ở xóm Đìa. Trai xóm Đường và xóm Chợ đến giếng gánh nước về dùng. Xóm Đìa sợ hết nước nên không cho lấy. Thời đó, nước được gánh bằng quang làm từ dây song. Hai bên giằng co nhau quang đựng nước. Vì sợ đổ mất nước nên cả hai bên cùng ngồi xuống đất mà ôm thùng nước. Từ việc ngồi giằng co nhau để giữ thùng nước, nhân dân trong vùng đã sáng tạo ra lễ hội kéo co ngồi. Dây kéo co làm bằng dây song, dài từ 30 đến 40m, được luồn qua cột gỗ lim được chôn xuống đất, các bên ngồi phệt xuống đất để kéo co.

Luồn dây song vào cột trước khi kéo.

Luồn dây song vào cột trước khi kéo.

Những người ở hàng đầu dùng chân đạp vào cột lim để cố định vị trí.

Những người ở hàng đầu dùng chân đạp vào cột lim để cố định vị trí.

Trong cuộc thi kéo co không thể thiếu người đánh trống điều khiển trận đấu, được gọi là ông Tiên thứ chỉ.

Trong cuộc thi kéo co không thể thiếu người đánh trống điều khiển trận đấu, được gọi là ông Tiên thứ chỉ.

Tiêu chuẩn để lựa chọn người kéo co là gia đình có nhiều đời sinh sống ở làng và có nền nếp, gia giáo chuẩn mực. Những người làm rể ở làng không được phép tham gia.

Tiêu chuẩn để lựa chọn người kéo co là gia đình có nhiều đời sinh sống ở làng và có nền nếp, gia giáo chuẩn mực. Những người làm rể ở làng không được phép tham gia.

Điểm độc đáo là mặc dù mỗi mạn có một đội kéo co, song dù là người dân ở mạn nào cũng đều mong đội mạn Đường thắng. Vì người dân nơi đây quan niệm mạn Đường (cộng đồng cốt lõi về trồng trọt) mà thắng nghĩa là năm đó dân làng làm ăn rất tốt, mùa màng bội thu, người dân khỏe mạnh.

Điểm độc đáo là mặc dù mỗi mạn có một đội kéo co, song dù là người dân ở mạn nào cũng đều mong đội mạn Đường thắng. Vì người dân nơi đây quan niệm mạn Đường (cộng đồng cốt lõi về trồng trọt) mà thắng nghĩa là năm đó dân làng làm ăn rất tốt, mùa màng bội thu, người dân khỏe mạnh.

Nghi lễ kéo co ngồi đền Trấn Vũ đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia năm 2014. Năm 2018, UNESCO trao bằng công nhận Nghi lễ và Trò chơi kéo co là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại cho 4 tỉnh, thành phố: Lào Cai, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nội; trong đó có "Kéo co ngồi" của đền Trấn Vũ, phường Thạch Bàn (quận Long Biên, thành phố Hà Nội).

 Đông đảo người dân và du khách thập phương đến xem và cổ vũ cho các đội.

Đông đảo người dân và du khách thập phương đến xem và cổ vũ cho các đội.

Người chơi tập trung cao độ.

Người chơi tập trung cao độ.

Năm nay đội kéo co mạn Đường tiếp tục giành giải Nhất.

Năm nay đội kéo co mạn Đường tiếp tục giành giải Nhất.

Nghi lễ kéo co ngồi đền Trấn Vũ là một trong những thí dụ điển hình về vai trò của cộng đồng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản. Có thể nói rằng, ở đây cộng đồng đã làm rất tốt câu chuyện nhận diện các giá trị di sản và tự mình thực hành các biện pháp để bảo đảm duy trì sức sống của di sản lan tỏa trong đời sống xã hội. Ở lễ hội này, chúng ta thấy rất rõ về việc cộng đồng đã tổ chức một cách bài bản nghi lễ kéo co ngồi, đóng vai trò chủ chốt trong việc hình thành nghi lễ.
(Bà Lê Thị Minh Lý, Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam)

VƯƠNG DIỆM

Nguồn Nhân Dân: https://nhandan.vn/tung-bung-le-hoi-truyen-thong-den-tran-vu-post869022.html
Zalo