Từ năm 2025, đáp ứng điều kiện này, công chức, viên chức được hưởng 'biên chế suốt đời'

Theo Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019, những trường hợp nào được hưởng 'biên chế suốt đời'?

Biên chế suốt đời là gì?

‘Biên chế suốt đời’ là cách gọi để chỉ những vị trí công việc phục vụ lâu dài, ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn tại các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, được hưởng các chế độ về lương, phụ cấp theo quy định.

Tuy nhiên, theo Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 thì viên chức được tuyển dụng từ ngày 1/7/2020 trở đi sẽ phải ký hợp đồng xác định thời hạn.

Như vậy, có nghĩa từ ngày 01/7/2020 trở đi, những người được tuyển dụng mới phải ký hợp đồng xác định thời hạn (tức là không còn được hưởng biên chế suốt đời).

Hợp đồng làm việc xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 60 tháng. (Điều 25 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019)

Những trường hợp công chức, viên chức nào được hưởng biên chế suốt đời?

Theo Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi năm 2019 thì vẫn có một số trường hợp vẫn được hưởng "biên chế suốt đời". Bao gồm:

+ Trường hợp thứ nhất: Viên chức được tuyển dụng trước ngày 1/7/2020;

+ Trường hợp thứ hai: Cán bộ, công chức chuyển thành viên chức;

+ Trường hợp thứ ba: Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Ngoài ra, Điều 26 thuộc Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định nội dung của hợp đồng làm việc bao gồm:

+ Tên, địa chỉ của đơn vị sự nghiệp công lập và người đứng đầu của đơn vị sự nghiệp công lập;

+ Họ tên, địa chỉ, ngày, tháng, năm sinh của những người được tuyển dụng. Trường hợp người được tuyển dụng là người nhỏ hơn 18 tuổi thì phải có họ tên, địa chỉ, ngày, tháng, năm sinh của người đại diện theo quy định pháp luật của người được tuyển dụng;

+ Công việc hoặc nhiệm vụ, vị trí việc làm và địa điểm làm việc;

+ Quyền và nghĩa vụ của các bên;

+ Loại hợp đồng, thời hạn và các điều kiện chấm dứt của hợp đồng làm việc;

+ Tiền lương, tiền thưởng và các chế độ đãi ngộ khác (nếu có).

Từ năm 2025, ba trường hợp được hưởng biên chế suốt đời. Ảnh minh họa: TL

Từ năm 2025, ba trường hợp được hưởng biên chế suốt đời. Ảnh minh họa: TL

Bảng lương của công chức và viên chức năm 2025

Tại Nghị quyết 159/2024/QH15, Quốc hội nêu rõ, chưa tăng tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công trong năm 2025.

Theo đó, năm 2025 sẽ giữ nguyên mức tiền lương như năm 2024, tức là, lương cán bộ, công chức, viên chức vẫn được tính theo mức lương cơ sở x hệ số lương.

Trong đó, mức lương cơ sở là 2,34 triệu đồng/tháng theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP và hệ số lương tương ứng với từng bậc, ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức theo các phụ lục ban hành kèm Nghị định 204/2004/NĐ-CP.

Bảng lương cán bộ, công chức, viên chức năm 2025 sẽ như sau:

Bảng lương công chức

Chuyên gia cao cấp

Công chức loại A3 (nhóm A3.1)

Công chức loại A3 nhóm A3.2

Công chức loại A2 nhóm A2.1

Công chức loại A2 nhóm A2.2

Công chức loại A1

Công chức loại A0

Công chức loại B

Công chức loại C - nhóm C1

Công chức loại C - nhóm C2

Công chức loại C - nhóm C3

Bảng lương viên chức

Viên chức loại A3 (nhóm A3.1)

Viên chức loại A3 nhóm A3.2

Viên chức loại A2 nhóm A2.1

Viên chức loại A2 nhóm A2.2

Viên chức loại A1

Viên chức loại B

Viên chức loại C - nhóm C1

Viên chức loại C - nhóm C2

Viên chức loại C - nhóm C3

L.Vũ (th)

Nguồn GĐ&XH: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/tu-nam-2025-dap-ung-dieu-kien-nay-cong-chuc-vien-chuc-duoc-huong-bien-che-suot-doi-17224122923515723.htm
Zalo