Tư duy Thiết kế ở các lớp học Ngôn ngữ Thế giới
Giáo viên có thể sử dụng phương pháp tiếp cận 5 giai đoạn của tư duy thiết kế để thúc đẩy sự tham gia, động lực và khả năng hiểu biết của học sinh.

5 giai đoạn nguyên bản của Đại học Stanford trong Tư duy thiết kế: Đồng cảm; Định nghĩa; Ý tưởng; Dựng bản mẫu và Kiểm tra. (Ảnh minh họa)
Tư duy Thiết kế hay còn được biết đến là tư duy giải pháp. Đây là quá trình tư duy theo từng giai đoạn và là phương pháp tiếp cận để giải quyết vấn đề thúc đẩy tư duy sáng tạo dựa trên cốt lõi con người là trung tâm. Phương thức tư duy này phương tiện hoàn hảo để tiếp thu ngôn ngữ thứ 2 trong các lớp học Ngôn ngữ Thế giới.
Mỗi giai đoạn của quá trình này luôn vận hành một cách tự nhiên ở cả 3 cách thức giao tiếp bao gồm: Diễn giải; Giao tiếp; Trình bày. Điều này cho phép người học rèn luyện các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ của mình với mọi trình độ thông thạo ngôn ngữ đó.
Lý giải cho hiệu quả của phương pháp này đến từ việc chú trọng vào “Vấn đề - Cách giải quyết”, tương tự như việc tiếp thu ngôn ngữ thứ 2, người học cần phải củng cố các kỹ năng của mình với mục tiêu chinh phục ngôn ngữ đó thông qua tìm ra các giải pháp để xử lý những khó khăn mắc phải trong quá trình học hỏi ngôn ngữ mới.
Cô Rachel Paparon - Tiến sĩ về bộ môn Pháp ngữ tại Mỹ đã áp dụng một cách đơn giản hơn trong lớp học của mình, dựa theo phác thảo chính của Stanford D.school bởi các em học sinh cho biết cách tiếp cận này có hiệu quả hơn. 5 giai đoạn đó bao gồm: Thấu cảm; Xác định; Hình thành;Thử nghiệm và Kiểm tra. Những giai đoạn đã được chỉnh sửa này có thể áp dụng cho nhiều bối cảnh và tình huống khác nhau.
Giai đoạn 1: Đồng cảm
Giai đoạn đầu tiên của tư duy giải pháp chính là khuyến khích học sinh trở nên đồng cảm bằng cách đặt mình vào vị trí của các vấn đề theo góc nhìn thực tế, cái mong muốn và nhu cầu của người khác. Đơn giản hóa thì chúng ta cần phải nói chuyện với họ một cách sâu sắc.
Đối với người học mới bắt đầu, bạn có thể yêu cầu các em hoàn thành một bài tập hoặc một dự án cho người bạn thay vì chính bản thân. Ví dụ như trong một lớp học tại Pháp cô Rachel đã dạy, cô đã yêu cầu học sinh tạo ra một chiếc cặp lý tưởng cho người bạn của mình. Ngôn ngữ cần được sử dụng ở đây rất đơn giản: Các em cần phải hỏi họ về những thứ họ cần đem theo mỗi ngày cũng như những gì họ thích và ghét ở chiếc cặp hiện tại.
Lúc này học sinh sẽ có cơ hội để sử dụng những từ vựng mới, những cấu trúc câu mới thông qua chủ đề “Đồ dùng học tập” và đặt các câu hỏi mở đồng thời kết hợp thêm những thông tin đã trao đổi với người bạn của mình trước đó.
Một phiên bản nâng cao khác của nội dung này là dự án lớp đã hoàn thành vào ngày lễ Thế giới Pháp ngữ. Học sinh phải lập kế hoạch cho bữa tiệc tối với người bạn của mình theo 2 điều kiện rằng buộc sau:
1. Bữa tối phải chứng minh được rằng họ hiểu các yếu tố cần có tại bữa tiệc theo phong cách repas gastronomique của Pháp
2. Chứng minh sự hiểu biết của mình về ngày lễ trong bối cảnh ở một quốc gia khác cũng tổ chức ngày lễ này.
Sau khi học sinh đã khám phá đầy đủ bối cảnh ngày lễ với những điều kiện trên, các em được giao nhiệm vụ phải phỏng vấn người bạn của mình để có một góc nhìn cụ thể hơn về ngày lễ mà họ muốn ăn mừng, những món ăn mà họ cho rằng cần có tại bữa tiệc...
Để đáp ứng được nội dung cho cuộc phỏng vấn, học sinh buộc phải hiểu các sản phẩm và hoạt động văn hóa của ngôn ngữ mà các em đang học rồi so sánh chúng với những gì đã biết trước đây. Sau quá trình này, người học sẽ phải điều chỉnh kiến thức mới tiếp nhận một cách chủ động. Với tâm lý thoải mái trong việc sử dụng ngôn ngữ, học sinh tự nhiên phát triển được các cụm từ đã ghi nhớ cũng như tự sáng tạo các cấu trúc câu của riêng mình khi thảo luận với ai đó.
Giai đoạn 2: Xác định
Giai đoạn tiếp theo trong quá trình phát triển tư duy giải pháp chính là xác định được vấn đề của chính mình. Trong dự án của lớp học, cô Rachel thường tóm gọn lại bằng cách nêu lại những gì người học của muốn và cần, đồng thời quan sát thực tế để điều chỉnh sao cho phù hợp. Vào giai đoạn này, phần lớn người học đều theo mô típ trình bày bởi họ đang mong muốn được mô tả, giải thích và thông báo về tình huống mà họ đang gặp phải.
Cách làm này đều phù hợp với tất cả các trình độ thông hiểu ngôn ngữ khác nhau. Với người ở trình độ mới bắt đầu sẽ dùng những câu tường thuật, trong khi đó người học đến trình độ trung cấp có thể sử dụng những câu ghép để có thể truyền đạt thông tin một cách phức tạp hơn. Ở mức độ nâng cao hơn thì người học bắt đầu trao đổi chuyên sâu hơn ở mức giả định có nhiều yếu tố tác động.
Giai đoạn 3: Lên ý tưởng
Một khi vấn đề đã được xác định, người học cần phải đưa ra được những ý tưởng của họ nhằm giải quyết các vấn đề gặp phải. Ở mức độ trung cấp, giai đoạn này cho phép học sinh học và thực hành ở trạng thái điều kiện như sử dụng cấu trúc câu “Nếu” và đặt trong bối cảnh thực tế.
Những câu nói mở đầu có thể đem lại nhiều lợi ích hơn bạn tưởng. Ví dụ như việc mở đầu cho học sinh bằng cách “Nếu chúng ta..” bằng tiếng Pháp và cung cấp một danh sách động từ để các em chủ động hoàn thành nốt câu của cô Rachel theo cách hiểu của chính mình. Một nhiệm vụ mà những người mới học ngôn ngữ mới sẽ cảm thấy khá quen thuộc.
Giai đoạn 4: Thử nghiệm
Trong giai đoạn này, người học cần chuyển thể những ý tưởng của mình dưới dạng mắt thấy tai nghe. Có thể hiểu giai đoạn thử nghiệm này như một bài kiểm tra nhanh về ý tưởng nên học sinh buộc phải thực hiện một cách độc lập
Cô Rachel đã yêu cầu học sinh ghi lại quá trình học của mình trong sổ bài tập hoặc như các lớp học của tôi là ePortfolio (Hồ sơ năng lực kỹ thuật số). Đôi khi việc thử nghiệm này sẽ kéo dài nhiều tiết học việc yêu cầu các em mô tả lại hiện vật, kể lại những điều các em đã làm trong một ngày dưới dạng hình ảnh và video là điều cần thiết.
Giai đoạn 5: Kiểm tra
Cuối cùng, người học tự kiểm tra bằng cách cho những người bạn của mình xem kết quả của quá trình thử nghiệm tư duy Thiết kế cho vấn đề họ cho là khó khăn. Điều tuyệt nhất ở việc áp dụng tư duy Thiết kế là nó có thể áp dụng được với rất nhiều tình huống khác nhau khi học một ngôn ngữ mới. Nó có thể áp dụng trong mọi thứ, từ các đơn vị dự án đến các bài học hàng ngày cho đến các hoạt động khởi động. Quá trình này cũng có thể được điều chỉnh cho nhiều trình độ ngôn ngữ khác nhau.
Theo Edutopia