Tứ đại Thần long thượng cổ, Đông Hải Long Vương kém xa

Thần thoại thượng cổ ẩn chứa bí mật về Tứ đại Thần long hùng mạnh, quyền năng thay đổi trời đất, khiến vị Đông Hải Long Vương chỉ là tồn tại nhỏ bé.

Khi nhắc đến rồng, hình ảnh đầu tiên thường xuất hiện trong tâm trí nhiều người là vị Đông Hải Long Vương hiền lành, thậm chí có phần yếu đuối, dễ dàng bị Tôn Ngộ Không bắt nạt, sai khiến trong tác phẩm kinh điển "Tây Du Ký". Tuy nhiên, ít ai biết rằng, trong dòng chảy của lịch sử thần thoại Trung Hoa cổ đại, tồn tại bốn vị Thần long với sức mạnh và địa vị vượt xa vạn dặm so với Long Vương cai quản một vùng biển. Họ chính là Tứ đại Thần long thượng cổ, những sinh vật quyền năng đã định hình nên thế giới và lịch sử.

Khi nhắc đến rồng, hình ảnh đầu tiên thường xuất hiện trong tâm trí nhiều người là vị Đông Hải Long Vương hiền lành, thậm chí có phần yếu đuối, dễ dàng bị Tôn Ngộ Không bắt nạt, sai khiến trong tác phẩm kinh điển "Tây Du Ký". Tuy nhiên, ít ai biết rằng, trong dòng chảy của lịch sử thần thoại Trung Hoa cổ đại, tồn tại bốn vị Thần long với sức mạnh và địa vị vượt xa vạn dặm so với Long Vương cai quản một vùng biển. Họ chính là Tứ đại Thần long thượng cổ, những sinh vật quyền năng đã định hình nên thế giới và lịch sử.

Để hiểu rõ sự vĩ đại của Tứ Đại Thần Long này, trước hết, chúng ta cần nắm được hệ thống phân loại và quá trình tiến hóa phức tạp của loài rồng trong truyền thuyết. Khởi thủy, rồng được cho là bắt nguồn từ loài "Hủy", một loại rắn nhỏ. Theo ghi chép trong "Thuật Dị Ký", phải mất 500 năm, "Hủy" mới hóa thành "Giao" - một loài thủy thú có hình dáng giống rồng nhưng chưa hoàn chỉnh. Sau thêm 1.000 năm tu luyện nữa, "Giao" mới chính thức lột xác trở thành "Long" (rồng) thực thụ.

Để hiểu rõ sự vĩ đại của Tứ Đại Thần Long này, trước hết, chúng ta cần nắm được hệ thống phân loại và quá trình tiến hóa phức tạp của loài rồng trong truyền thuyết. Khởi thủy, rồng được cho là bắt nguồn từ loài "Hủy", một loại rắn nhỏ. Theo ghi chép trong "Thuật Dị Ký", phải mất 500 năm, "Hủy" mới hóa thành "Giao" - một loài thủy thú có hình dáng giống rồng nhưng chưa hoàn chỉnh. Sau thêm 1.000 năm tu luyện nữa, "Giao" mới chính thức lột xác trở thành "Long" (rồng) thực thụ.

Rồng sau đó còn được phân hóa thành nhiều loại khác. Rồng có sừng được gọi là Cù Long, trong khi rồng không sừng là Ly Long, thường thấy trong các họa tiết trang trí mang ý nghĩa cát tường. Đặc biệt, có một loại rồng sở hữu cánh mang tên Ứng Long, được tôn xưng là vua của loài rồng nhờ sức mạnh và những công lao hiển hách trong lịch sử thần thoại.

Rồng sau đó còn được phân hóa thành nhiều loại khác. Rồng có sừng được gọi là Cù Long, trong khi rồng không sừng là Ly Long, thường thấy trong các họa tiết trang trí mang ý nghĩa cát tường. Đặc biệt, có một loại rồng sở hữu cánh mang tên Ứng Long, được tôn xưng là vua của loài rồng nhờ sức mạnh và những công lao hiển hách trong lịch sử thần thoại.

Vậy, trong số vô vàn loại rồng, ai mới xứng danh Tứ đại Thần long thượng cổ, tồn tại với quyền năng tối thượng và được vạn vật kính sợ?

Vậy, trong số vô vàn loại rồng, ai mới xứng danh Tứ đại Thần long thượng cổ, tồn tại với quyền năng tối thượng và được vạn vật kính sợ?

1. Tổ Long: Thủy tổ khai sáng Long tộc: Vị trí đầu tiên và tối thượng thuộc về Tổ Long. Tương truyền, sau khi Bàn Cổ khai thiên lập địa, vũ trụ hình thành từ Tứ đại hỗn độn nguyên tố. Sự tương giao của các nguyên tố này đã sản sinh ra ba vị hỗn độn thần thú nguyên thủy nhất, Tổ Long là một trong số đó.

1. Tổ Long: Thủy tổ khai sáng Long tộc: Vị trí đầu tiên và tối thượng thuộc về Tổ Long. Tương truyền, sau khi Bàn Cổ khai thiên lập địa, vũ trụ hình thành từ Tứ đại hỗn độn nguyên tố. Sự tương giao của các nguyên tố này đã sản sinh ra ba vị hỗn độn thần thú nguyên thủy nhất, Tổ Long là một trong số đó.

Là thủy tổ của toàn bộ Long tộc, Tổ Long nắm giữ quyền thống lĩnh mọi sinh vật có vảy và cai trị biển cả. Thân hình nó to lớn không tả xiết, tỏa ra uy thế bẩm sinh và sở hữu sức mạnh đủ để thay đổi cả trời đất.

Là thủy tổ của toàn bộ Long tộc, Tổ Long nắm giữ quyền thống lĩnh mọi sinh vật có vảy và cai trị biển cả. Thân hình nó to lớn không tả xiết, tỏa ra uy thế bẩm sinh và sở hữu sức mạnh đủ để thay đổi cả trời đất.

Trong cuộc chiến thần thú khốc liệt thời hồng hoang, Tổ Long đã dẫn dắt Long tộc giao tranh dữ dội với Phượng tộc của Nguyên Phượng và Kỳ Lân tộc của Thủy Kỳ Lân. Cuộc chiến hủy diệt này đã để lại vết sẹo khổng lồ trên toàn bộ thế giới hồng hoang. Dù cuối cùng Tổ Long được cho là đã hy sinh vì nhiều lý do, nhưng sự vĩ đại và quyền năng của nó đã trở thành huyền thoại bất diệt.

Trong cuộc chiến thần thú khốc liệt thời hồng hoang, Tổ Long đã dẫn dắt Long tộc giao tranh dữ dội với Phượng tộc của Nguyên Phượng và Kỳ Lân tộc của Thủy Kỳ Lân. Cuộc chiến hủy diệt này đã để lại vết sẹo khổng lồ trên toàn bộ thế giới hồng hoang. Dù cuối cùng Tổ Long được cho là đã hy sinh vì nhiều lý do, nhưng sự vĩ đại và quyền năng của nó đã trở thành huyền thoại bất diệt.

2. Chúc Long: Thần chưởng quản thời gian và thiên khí: Vị thần long thứ hai là Chúc Long, hay còn gọi là Chúc Cửu Âm, được xem là vị thần canh giữ núi Chung Sơn. Sức chiến đấu của Chúc Long mạnh mẽ kinh người, được xếp ngang hàng với những thần long mạnh nhất. Theo mô tả trong "Sơn Hải Kinh", Chúc Long có khuôn mặt người và thân rắn, thân hình màu đỏ dài tới ngàn dặm, vẻ ngoài kỳ dị độc đáo.

2. Chúc Long: Thần chưởng quản thời gian và thiên khí: Vị thần long thứ hai là Chúc Long, hay còn gọi là Chúc Cửu Âm, được xem là vị thần canh giữ núi Chung Sơn. Sức chiến đấu của Chúc Long mạnh mẽ kinh người, được xếp ngang hàng với những thần long mạnh nhất. Theo mô tả trong "Sơn Hải Kinh", Chúc Long có khuôn mặt người và thân rắn, thân hình màu đỏ dài tới ngàn dặm, vẻ ngoài kỳ dị độc đáo.

Quyền năng của Chúc Long vô cùng đáng kinh ngạc, mở mắt ra là ban ngày, nhắm mắt lại là đêm tối. Ánh sáng từ mắt nó có thể soi rọi tận cùng Minh giới dưới Cửu U Hoàng Tuyền. Hơi thở của nó có thể điều khiển thời tiết, một hơi thổi ra mang đến mây đen, tuyết rơi và giá rét mùa đông, một hơi hút vào lại tạo ra nắng nóng như thiêu đốt của mùa hè.

Quyền năng của Chúc Long vô cùng đáng kinh ngạc, mở mắt ra là ban ngày, nhắm mắt lại là đêm tối. Ánh sáng từ mắt nó có thể soi rọi tận cùng Minh giới dưới Cửu U Hoàng Tuyền. Hơi thở của nó có thể điều khiển thời tiết, một hơi thổi ra mang đến mây đen, tuyết rơi và giá rét mùa đông, một hơi hút vào lại tạo ra nắng nóng như thiêu đốt của mùa hè.

Nó có thể gây ra những cơn gió lớn trải dài vạn dặm chỉ bằng hơi thở. Tương truyền, Chúc Long thường ngậm một ngọn nến để chiếu sáng cánh cổng u ám ở phương Bắc, nên còn được gọi là Hàm Chúc Chi Long. Dù mạnh mẽ là vậy, có thuyết cho rằng Chúc Long không phải là bất tử, sau khi chết, sức mạnh của nó đã hóa thành mười con chim vàng mặt trời (Thái Dương Kim Ô) của Đế Tuấn.

Nó có thể gây ra những cơn gió lớn trải dài vạn dặm chỉ bằng hơi thở. Tương truyền, Chúc Long thường ngậm một ngọn nến để chiếu sáng cánh cổng u ám ở phương Bắc, nên còn được gọi là Hàm Chúc Chi Long. Dù mạnh mẽ là vậy, có thuyết cho rằng Chúc Long không phải là bất tử, sau khi chết, sức mạnh của nó đã hóa thành mười con chim vàng mặt trời (Thái Dương Kim Ô) của Đế Tuấn.

3. Ứng Long: Chiến Thần và thần trị thủy: Ứng Long là Thần Long duy nhất trong Tứ Đại Thần Long Thượng Cổ sở hữu đôi cánh, là biểu tượng của chân long (nòi rồng thực sự). Con đường tiến hóa của Ứng Long cực kỳ gian nan, phải trải qua 3000 năm từ Hủy đến Giao, rồi đến Long và cuối cùng là Ứng Long.

3. Ứng Long: Chiến Thần và thần trị thủy: Ứng Long là Thần Long duy nhất trong Tứ Đại Thần Long Thượng Cổ sở hữu đôi cánh, là biểu tượng của chân long (nòi rồng thực sự). Con đường tiến hóa của Ứng Long cực kỳ gian nan, phải trải qua 3000 năm từ Hủy đến Giao, rồi đến Long và cuối cùng là Ứng Long.

Công lao của Ứng Long được ghi chép rõ nét trong nhiều điển tích cổ. Khi Hoàng Đế giao tranh với Xi Vưu - kẻ thù hùng mạnh, Ứng Long đã xuất chiến theo lệnh, trực tiếp chém giết Xi Vưu và Khoa Phụ, góp phần quyết định vào chiến thắng của Hoàng Đế.

Công lao của Ứng Long được ghi chép rõ nét trong nhiều điển tích cổ. Khi Hoàng Đế giao tranh với Xi Vưu - kẻ thù hùng mạnh, Ứng Long đã xuất chiến theo lệnh, trực tiếp chém giết Xi Vưu và Khoa Phụ, góp phần quyết định vào chiến thắng của Hoàng Đế.

Sau này, trong công cuộc Đại Vũ trị thủy, Ứng Long lại tiếp tục trợ giúp bằng cách dùng đuôi vẽ trên mặt đất, tạo ra các dòng sông, dẫn nước lũ ra biển, giúp giải quyết đại hồng thủy, cứu vớt bách tính.

Sau này, trong công cuộc Đại Vũ trị thủy, Ứng Long lại tiếp tục trợ giúp bằng cách dùng đuôi vẽ trên mặt đất, tạo ra các dòng sông, dẫn nước lũ ra biển, giúp giải quyết đại hồng thủy, cứu vớt bách tính.

Ứng Long không chỉ là chiến thần, mà còn được tôn thờ như thần sáng thế và thần tạo vật, thể hiện vai trò kiến tạo và bảo vệ của nó.

Ứng Long không chỉ là chiến thần, mà còn được tôn thờ như thần sáng thế và thần tạo vật, thể hiện vai trò kiến tạo và bảo vệ của nó.

4. Thanh Long: Thần thú phương Đông tối cao: Vị thần long cuối cùng là Thanh Long, một trong Tứ Tượng và Tứ Thánh Thú quan trọng bậc nhất trong văn hóa truyền thống, đại diện cho phương Đông và mùa Xuân.

4. Thanh Long: Thần thú phương Đông tối cao: Vị thần long cuối cùng là Thanh Long, một trong Tứ Tượng và Tứ Thánh Thú quan trọng bậc nhất trong văn hóa truyền thống, đại diện cho phương Đông và mùa Xuân.

Từ thời Tiên Tần, Thanh Long đã gắn liền với Thái Hạo và các tinh tú phương Đông. Vị thế của Thanh Long cực kỳ tôn quý. Sách "Hoài Nam Tử" khẳng định: "Trong các vị thần trên trời, không ai quý hơn Thanh Long".

Từ thời Tiên Tần, Thanh Long đã gắn liền với Thái Hạo và các tinh tú phương Đông. Vị thế của Thanh Long cực kỳ tôn quý. Sách "Hoài Nam Tử" khẳng định: "Trong các vị thần trên trời, không ai quý hơn Thanh Long".

Thanh Long, cùng với Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ, canh giữ bốn phương và là biểu tượng của sự cân bằng vũ trụ. Dù không trực tiếp tham gia các trận chiến long trời lở đất như Tổ Long hay Ứng Long, nhưng vai trò biểu tượng và vị trí tối cao trong hệ thống Tứ Tượng đã đưa Thanh Long vào hàng ngũ Tứ dại Thần long, đại diện cho sự tôn quý và sức mạnh vũ trụ.

Thanh Long, cùng với Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ, canh giữ bốn phương và là biểu tượng của sự cân bằng vũ trụ. Dù không trực tiếp tham gia các trận chiến long trời lở đất như Tổ Long hay Ứng Long, nhưng vai trò biểu tượng và vị trí tối cao trong hệ thống Tứ Tượng đã đưa Thanh Long vào hàng ngũ Tứ dại Thần long, đại diện cho sự tôn quý và sức mạnh vũ trụ.

So với Tứ đại Thần long thượng cổ với nguồn gốc nguyên thủy, sức mạnh thay đổi trời đất và công lao định hình thế giới, Đông Hải Long Vương trong "Tây Du Ký" có sự khác biệt rất lớn. Đông Hải Long Vương chủ yếu hoạt động trong phạm vi một vùng biển trên nhân gian, thực thi quyền lực hành chính như điều phối mưa bão và quản lý thủy tộc. Vị Long Vương này chịu sự quản lý của Thiên Đình, có vai trò rõ ràng trong hệ thống thần quyền, nhưng quyền năng và phạm vi ảnh hưởng lại rất hữu hạn so với các vị thần long thượng cổ kia.

So với Tứ đại Thần long thượng cổ với nguồn gốc nguyên thủy, sức mạnh thay đổi trời đất và công lao định hình thế giới, Đông Hải Long Vương trong "Tây Du Ký" có sự khác biệt rất lớn. Đông Hải Long Vương chủ yếu hoạt động trong phạm vi một vùng biển trên nhân gian, thực thi quyền lực hành chính như điều phối mưa bão và quản lý thủy tộc. Vị Long Vương này chịu sự quản lý của Thiên Đình, có vai trò rõ ràng trong hệ thống thần quyền, nhưng quyền năng và phạm vi ảnh hưởng lại rất hữu hạn so với các vị thần long thượng cổ kia.

Mời quý độc giả xem thêm video: Top 10 sinh vật biển nguy hiểm nhất hành tinh. Nguồn video: @Dưới Tán Lá

Bích Hậu

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/tu-dai-than-long-thuong-co-dong-hai-long-vuong-kem-xa-post1542946.html
Zalo