Trường ĐH Nông lâm TP Hồ Chí Minh hỗ trợ người dân Sóc Trăng thoát nghèo
Trường ĐH Nông lâm TP Hồ Chí Minh thực hiện mô hình phát triển sản xuất, chế biến, kinh doanh một số sản phẩm thực phẩm từ cây vú sữa.
Dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 của Bộ GD&ĐT năm 2023 và 2024 tại huyện Kế sách (Sóc Trăng). Dự án do PGS.TS Kha Chấn Tuyền - Phó trưởng Khoa phụ trách Khoa Công nghệ Hóa học & Thực phẩm, Trường ĐH Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh làm chủ nhiệm.
Dự án triển khai đến 30 hộ gia đình thuộc diện nghèo, cận nghèo và mới thoát nghèo thuộc huyện Kế sách (Sóc Trăng). Để triển khai dự án, Trường ĐH Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã thành lập Ban chỉ đạo và Ban thư ký, phối hợp với chủ nhiệm dự án để chỉ đạo kịp thời xây dựng kế hoạch cụ thể trong triển khai các nhiệm vụ.
Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với địa phương tìm hiểu nhu cầu và nguyện vọng của người dân tại xã Trinh Phú (Kế Sách, Sóc Trăng) khi tham gia dự án. Qua đó, được người dân đồng tình tham gia và tạo công ăn việc làm cho người dân.
Quá trình thực hiện dự án giảm nghèo trên địa bàn, nhà trường nhận được sự ủng hộ, quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện của Chính quyền, Đảng ủy, UBND huyện Kế Sách, UBND xã Trinh Phú.
Với kinh nghiệm sản xuất mô hình giảm nghèo trong năm 2023, năm 2024 các hộ dân trên địa bàn có thể tiếp cận nhanh, linh hoạt và chủ động hơn trong sản xuất các sản phẩm của dự án.
Năm 2023, dự án thực hiện 6 mô hình:
Mô hình 1: Quy trình chăm sóc cây, thu hoạch, bảo quản và vận chuyển trái vú sữa;
Mô hình 2: Tập huấn kiến thức về chế biến sản phẩm truyền thống từ vú sữa;
Mô hình 3: Xử lý trái vú sữa và điều kiện bảo quản đến chất lượng trái vú sữa;
Mô hình 4.1: Tập huấn kỹ thuật phát triển chế biến sản phẩm từ trái vú sữa (necta vú sữa);
Mô hình 4.2: Tập huấn kỹ thuật phát triển chế biến sản phẩm từ hạt vú sữa (nước uống dinh dưỡng từ hạt vú sữa);
Mô hình 4.3: Tập huấn kỹ thuật phát triển chế biến sản phẩm từ lá vú sữa (nước chiết cô đặc từ lá vú sữa) và định hướng phát triển sản phẩm truyền thống từ vú sữa (sản phẩm nước ép lên men và xí muội vỏ vú sữa)
Năm 2024, dự án thực hiện 7 mô hình:
Mô hình 5: Tập huấn Sử dụng hiệu quả dụng cụ, thiết bị trong sản xuất, chế biến, kinh doanh sản phẩm từ trái vú sữa;
Mô hình 6: Tập huấn Thương mại hóa sản phẩm thực phẩm từ vú sữa (Bổ túc kiến thức quản trị kinh doanh thực phẩm, thương phẩm và marketing; Qui trình thương mại hóa 1 sản phẩm thực phẩm ra thị trường và thực hiện thử nghiệm thương mại hóa 1 sản phẩm từ vú sữa ra thị trường);
Mô hình 7: Tập huấn kiến thức về chế biến sản phẩm giá trị gia tăng từ vú sữa (Bổ túc kiến thức chuyên ngành chế biến sản phẩm thực phẩm giá trị gia tăng và bổ túc kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến bảo quản sản phẩm thực phẩm giá trị gia tăng);
Mô hình 8: Cải tiến bảo quản tươi trái vú sữa ở nhiệt độ đông (Bổ túc kiến thức bảo quản đông trái vú sữa và qui trình kỹ thuật bảo quản đông trái vú sữa);
Mô hình 9.1: Tập huấn kỹ thuật phát triển chế biến sản phẩm từ trái vú sữa (sấy dẻo);
Mô hình 9.2: Tập huấn kỹ thuật phát triển chế biến sản phẩm từ vỏ vú sữa;
Mô hình 9.3: Tập huấn kỹ thuật phát triển chế biến sản phẩm từ lá vú sữa (trà).
* Kết quả thực hiện và kiểm tra giám sát đầu ra của dự án giảm nghèo:
* Dự án mô hình giảm nghèo năm 2023:
* Dự án mô hình giảm nghèo năm 2024: