Trường Đại học Kinh tế TP.HCM chính thức được chuyển thành Đại học Kinh tế TP.HCM

Căn cứ vào Quyết định 1146/QĐ-TTg của Thủ tướng có hiệu lực từ 4/10, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM chuyển thành Đại học Kinh tế TP.HCM. Như vậy đây là là 1 trong 7 cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam.

Cụ thể Đại học Kinh tế TP.HCM là đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; thực hiện tổ chức lại cơ cấu tổ chức và hoạt động trên cơ sở của Trường Đại học Kinh tế TP.HCM theo quy định.

Việc nâng cấp mô hình quản trị từ “Trường đại học đơn ngành, đơn lĩnh vực” thành “Đại học đa ngành, đa lĩnh vực” là bước phát triển tất yếu phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam và xu thế quốc tế. Trên thế giới, mô hình này đã được nhiều đại học lớn lựa chọn với 3 cấp độ quản trị: cấp Đại học, cấp Trường thành viên, Phân hiệu và cấp Khoa/Viện. Người học khi tốt nghiệp các bậc trình độ ở các lĩnh vực đào tạo khác nhau vẫn nhận văn bằng tốt nghiệp của thương hiệu Đại học Kinh tế TP.HCM.

 Nước ta có thêm cơ sở giáo dục mới là Đại học Kinh tế TP.HCM.

Nước ta có thêm cơ sở giáo dục mới là Đại học Kinh tế TP.HCM.

Sự kiện chuyển đổi mô hình là dấu mốc quan trọng, đáng ghi nhận của nhà trường sau gần 50 phát triển. Để trở thành Đại học đa ngành, đa lĩnh vực, từ năm 2021, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM đã xác định chiến lược phát triển trở thành Đại học Đa ngành và Bền vững với việc thành lập 3 trường thành viên gồm Trường Kinh doanh - Trường Đại học Kinh tế TP.HCM; Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước - Trường Đại học Kinh tế TP.HCM; Trường Công nghệ và Thiết kế - Trường Đại học Kinh tế TP.HCM cùng với Phân hiệu Vĩnh Long.

Quy mô đào tạo của toàn trường hiện tại là hơn 36.000 người học, với 38 ngành trình độ đại học; 19 ngành trình độ thạc sĩ và 14 ngành trình độ tiến sĩ.

Trường Đại học Kinh tế TP.HCM đạt tiêu chuẩn Châu Âu FIBAA về chất lượng đào tạo cấp cơ sở giáo dục đại học đầu tiên tại Việt Nam cùng với 17 chương trình đào tạo đạt hai tiêu chuẩn quốc tế là FIBAA và AUN-QA.

Song song với đó là năng lực đào tạo, nghiên cứu, đóng góp cộng đồng của Trường Đại học Kinh tế TP.HCM đã được trong nước và quốc tế công nhận như: Top 401+ các Đại học tốt nhất Châu Á (BXH QS Asia 2023), Top 301-400 Đại học đóng góp cho 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc theo BXH THE Impact Rankings 2023.

Biến tiến chuyển đổi mô hình giúp Trường Đại học Kinh tế TP.HCM tiến gần hơn với đích đến vào năm 2030 trở thành Đại học đa ngành có danh tiếng học thuật và bền vững trong khu vực Châu Á.

Trước đó ngày 2/12/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1512/QĐ-TTg chuyển Trường Đại học Bách khoa Hà Nội thành Đại học Bách khoa Hà Nội. Đến ngày 17/3/2023 Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn đã chúc mừng và trao Quyết định chuyển Trường Đại học Bách khoa Hà Nội thành Đại học Bách khoa Hà Nội; các quyết định công nhận Hội đồng Đại học, Chủ tịch Hội đồng, Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội nhiệm kỳ 2020-2025.

Danh sách 7 cơ sở giáo dục đại học hiện nay của Việt Nam gồm Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP.HCM, Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế và Đại học Đà Nẵng, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

Tại Khoản 2, khoản 3 Điều 4 Luật Giáo dục đại học 2012, được sửa đổi, bổ sung năm 2018:

-Trường đại học, học viện (sau đây gọi chung là trường đại học) là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều ngành, được cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật này.

-Đại học là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều lĩnh vực, được cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật này; các đơn vị cấu thành đại học cùng thống nhất thực hiện mục tiêu, sứ mạng, nhiệm vụ chung.

Phạm Thu

Nguồn Kinh tế Môi trường: https://kinhtemoitruong.vn/truong-dai-hoc-kinh-te-tphcm-chinh-thuc-duoc-chuyen-thanh-dai-hoc-kinh-te-tphcm-81244.html
Zalo