Trung Quốc rực rỡ sắc đỏ trước Tết Nguyên đán

Trước thềm năm mới, Trung Quốc ngập tràn sắc đỏ đặc trưng của dịp lễ truyền thống, trong khi người dân nô nức tận hưởng không khí lễ hội mùa xuân.

Đèn lồng trang trí tại Cảnh Sơn - công viên rộng 23ha nằm ở phía Bắc Tử Cấm Thành tại thành phố Bắc Kinh. Ảnh: Li Menglan/Tân Hoa xã

Đèn lồng trang trí tại Cảnh Sơn - công viên rộng 23ha nằm ở phía Bắc Tử Cấm Thành tại thành phố Bắc Kinh. Ảnh: Li Menglan/Tân Hoa xã

Người dân lựa chọn đồ trang trí tại Truy Bác - thành phố công nghiệp nổi tiếng ở phía Đông tỉnh Sơn Đông. Tết Nguyên đán của Trung Quốc, hay lễ hội mùa xuân, rơi vào ngày 29-1, đánh dấu sự khởi đầu của năm con rắn. Ảnh: Zhang Weitang/Tân Hoa xã

Người dân lựa chọn đồ trang trí tại Truy Bác - thành phố công nghiệp nổi tiếng ở phía Đông tỉnh Sơn Đông. Tết Nguyên đán của Trung Quốc, hay lễ hội mùa xuân, rơi vào ngày 29-1, đánh dấu sự khởi đầu của năm con rắn. Ảnh: Zhang Weitang/Tân Hoa xã

Khi Tết Nguyên đán đến gần, Tây An, một trong những cố đô của Trung Quốc, tràn ngập ánh đèn rực rỡ và rộn ràng không khí lễ hội. Ảnh: Shao Rui/Tân Hoa xã

Khi Tết Nguyên đán đến gần, Tây An, một trong những cố đô của Trung Quốc, tràn ngập ánh đèn rực rỡ và rộn ràng không khí lễ hội. Ảnh: Shao Rui/Tân Hoa xã

Nhiều tác phẩm nghệ thuật chiếu sáng đã được lắp đặt trên khắp Trung Quốc cho lễ hội mùa xuân năm nay. Trong ảnh là một tác phẩm tại thành phố Hồi Hột - trung tâm hành chính, kinh tế và văn hóa của khu tự trị Nội Mông. Ảnh: Li Zhipeng/Tân Hoa xã

Nhiều tác phẩm nghệ thuật chiếu sáng đã được lắp đặt trên khắp Trung Quốc cho lễ hội mùa xuân năm nay. Trong ảnh là một tác phẩm tại thành phố Hồi Hột - trung tâm hành chính, kinh tế và văn hóa của khu tự trị Nội Mông. Ảnh: Li Zhipeng/Tân Hoa xã

Người dân tham gia trò chơi đố vui trong sự kiện chào mừng Tết Nguyên đán tại thành phố Kim Hoa thuộc tỉnh Chiết Giang. Ảnh: Hu Xiaofei/Tân Hoa xã

Người dân tham gia trò chơi đố vui trong sự kiện chào mừng Tết Nguyên đán tại thành phố Kim Hoa thuộc tỉnh Chiết Giang. Ảnh: Hu Xiaofei/Tân Hoa xã

Các nhà thư pháp viết câu đối Tết cho khách du lịch tại thành phố Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc, miền Bắc Trung Quốc. Ảnh: Liang Zidong/Tân Hoa xã

Các nhà thư pháp viết câu đối Tết cho khách du lịch tại thành phố Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc, miền Bắc Trung Quốc. Ảnh: Liang Zidong/Tân Hoa xã

Người dân và du khách tham quan hội chợ đèn lồng ở thành phố Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc. Sự kiện này kéo dài từ ngày 22-1 đến 1-3. Ảnh: Yang Shiyao/Tân Hoa xã

Người dân và du khách tham quan hội chợ đèn lồng ở thành phố Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc. Sự kiện này kéo dài từ ngày 22-1 đến 1-3. Ảnh: Yang Shiyao/Tân Hoa xã

Những chú gấu trúc con trong sự kiện chào mừng Tết Nguyên đán tại Cơ sở Nghiên cứu và Nhân giống gấu trúc Thành Đô ở tỉnh Tứ Xuyên. Là loài động vật mang tính biểu tượng của Trung Quốc, quần thể gấu trúc hoang dã tại quốc gia này đã tăng từ khoảng 1.100 cá thể những năm 1980 lên gần 1.900 cá thể. Ảnh: Tân Hoa xã

Những chú gấu trúc con trong sự kiện chào mừng Tết Nguyên đán tại Cơ sở Nghiên cứu và Nhân giống gấu trúc Thành Đô ở tỉnh Tứ Xuyên. Là loài động vật mang tính biểu tượng của Trung Quốc, quần thể gấu trúc hoang dã tại quốc gia này đã tăng từ khoảng 1.100 cá thể những năm 1980 lên gần 1.900 cá thể. Ảnh: Tân Hoa xã

Các nghệ sĩ biểu diễn “Côn khúc” trong một sự kiện quảng bá trước thềm lễ hội mùa xuân tại Trung tâm Văn hóa Trung Quốc ở thành phố Brussels (Bỉ). Là một trong những loại hình hí kịch cổ nhất của nghệ thuật ca kịch Trung Quốc, “Côn khúc” đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại. Ảnh: Meng Dingbo/Tân Hoa xã

Các nghệ sĩ biểu diễn “Côn khúc” trong một sự kiện quảng bá trước thềm lễ hội mùa xuân tại Trung tâm Văn hóa Trung Quốc ở thành phố Brussels (Bỉ). Là một trong những loại hình hí kịch cổ nhất của nghệ thuật ca kịch Trung Quốc, “Côn khúc” đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại. Ảnh: Meng Dingbo/Tân Hoa xã

Công nhân bảo trì đường sắt ở thành phố Vận Thành thuộc tỉnh Sơn Tây để bảo đảm an toàn cho hành khách trong đợt cao điểm đi lại vào dịp Tết Nguyên đán. Giai đoạn du lịch kéo dài 40 ngày, bắt đầu từ 14-1, dự kiến sẽ ghi nhận kỷ lục 9 tỷ lượt hành khách trên cả nước. Ảnh: Yan Xin/Tân Hoa xã

Công nhân bảo trì đường sắt ở thành phố Vận Thành thuộc tỉnh Sơn Tây để bảo đảm an toàn cho hành khách trong đợt cao điểm đi lại vào dịp Tết Nguyên đán. Giai đoạn du lịch kéo dài 40 ngày, bắt đầu từ 14-1, dự kiến sẽ ghi nhận kỷ lục 9 tỷ lượt hành khách trên cả nước. Ảnh: Yan Xin/Tân Hoa xã

Dịp Tết Nguyên đán, sự phát triển mạnh mẽ của du lịch trong và ngoài nước phản ánh thị trường du lịch thịnh vượng, đồng thời thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa Trung Quốc và thế giới. Sự tương tác này có lợi cho nền kinh tế Trung Quốc, tiếp thêm sinh lực cho thị trường toàn cầu, làm nổi bật sự hội nhập sâu sắc và lợi ích chung giữa nền kinh tế Trung Quốc với các quốc gia khác. Ảnh: Li Jing/Tân Hoa xã

Dịp Tết Nguyên đán, sự phát triển mạnh mẽ của du lịch trong và ngoài nước phản ánh thị trường du lịch thịnh vượng, đồng thời thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa Trung Quốc và thế giới. Sự tương tác này có lợi cho nền kinh tế Trung Quốc, tiếp thêm sinh lực cho thị trường toàn cầu, làm nổi bật sự hội nhập sâu sắc và lợi ích chung giữa nền kinh tế Trung Quốc với các quốc gia khác. Ảnh: Li Jing/Tân Hoa xã

Thương Nguyệt

Nguồn Hà Nội Mới: https://hanoimoi.vn/trung-quoc-ruc-ro-sac-do-truoc-tet-nguyen-dan-691656.html
Zalo