Triển vọng kinh tế thế giới năm 2025 – Bài 1: Những quyết định quan trọng
Các lựa chọn chính sách mà ông Trump dự kiến đưa ra trong nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai có khả năng chi phối triển vọng kinh tế toàn cầu trong 12 tháng tới.
Trong bài viết “The world in 2025” (tạm dịch: Thế giới trong năm 2025), Viện Nghiên cứu Quốc tế Hoàng gia Anh (Chatham House) đưa ra một số phân tích và dự báo về diễn biến của một số điểm nóng và các sự kiện đáng quan tâm của kinh tế thế giới trong năm 2025. Nội dung chính của bài viết như sau:
* Về triển vọng lạm phát
Sau khi nhậm chức Tổng thống Mỹ vào ngày 20/1/2025,
ông Donald Trump
sẽ phải đưa ra những quyết định quan trọng. Các lựa chọn chính sách mà ông Trump dự kiến đưa ra trong nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai có khả năng chi phối triển vọng kinh tế toàn cầu trong 12 tháng tới.
Có khả năng ông thực hiện lời đe dọa trong chiến dịch tranh cử của mình là áp thuế từ 10-20% đối với hàng nhập khẩu từ các quốc gia khác và 60% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Bối cảnh đó, kết hợp với kế hoạch trục xuất hàng triệu người di cư không có giấy tờ và chính sách tài khóa mở rộng, lạm phát có thể tái phát ở Mỹ trong năm tới. Cách Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phản ứng sẽ rất quan trọng đối với cả thị trường tài chính trong nước và đồng USD.
Ông Trump cũng có vẻ ủng hộ tiền kỹ thuật số nhiều hơn so với chính quyền Tổng thống Joe Biden và hầu hết các nước khác. Việc kết hợp các động thái bãi bỏ quy định đối với các dịch vụ tài chính và hủy bỏ các cải cách được thực hiện sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nếu xảy ra có thể buộc các quốc gia khác phải thực hiện các bước để bảo vệ hệ thống tài chính của chính họ. Điều này có thể lên đến đỉnh điểm tại các cuộc họp thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) vào tháng 10/2025.
Tác động của biến đổi khí hậu đối với kinh tế thế giới có khả năng ngày càng rõ rệt trong năm 2025, buộc các nhà hoạch định chính sách kinh tế tại các ngân hàng trung ương và bộ tài chính phải đưa vấn đề này vào các chính sách của họ. Tuy nhiên, quan điểm cực kỳ hoài nghi của chính quyền ông Trump về biến đổi khí hậu nói riêng và chủ nghĩa đa phương nói chung sẽ khiến khả năng đưa ra một phản ứng toàn cầu hiệu quả trước thềm Hội nghị lần thứ 30 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP30) tại Brazil vào tháng 11/2025 trở nên khó khăn hơn.
* Kinh tế châu Âu: Đức có thể tái lập vị thế lãnh đạo EU?
căng thẳng thương mại Mỹ-Trung.
* Tương lai của nước Anh
Với Chính phủ Công đảng mới lên nắm quyền, ưu tiên chính sách đối ngoại của Vương quốc Anh trong năm tới sẽ là cân bằng mối quan hệ với Mỹ và châu Âu. Vai trò của Anh trong an ninh châu Âu sẽ được chú ý nhiều hơn. Chính phủ của Thủ tướng Keir Starmer đã cam kết đáp ứng mục tiêu chi tiêu quốc phòng hàng năm của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là 2% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), với mục tiêu trong tương lai nâng lên 2,5% GDP “tại một sự kiện tài chính trong tương lai”.
Nhưng việc ông Trump tái đắc cử có thể gây áp lực buộc Anh phải đáp ứng cam kết này sớm hơn. Chính phủ Công đảng có thể sử dụng cơ hội này để thiết lập mối liên kết an ninh chặt chẽ hơn với các nước láng giềng châu Âu của mình.
Những liên kết này có chuyển thành hợp tác kinh tế lớn hơn hay không sẽ là cân nhắc quan trọng khác đối với Anh vào năm 2025. Nếu ông Trump thực hiện các kế hoạch đã công bố về việc áp thuế đối với các đối tác thương mại của Mỹ, Anh cần cân nhắc ký thỏa thuận miễn trừ với Mỹ hoặc tham gia cùng các nước láng giềng châu Âu.
Mức độ mà Anh có thể đóng vai trò tích cực ở các điểm nóng chiến lược khác bao gồm Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương sẽ phụ thuộc vào câu hỏi liệu quốc gia này có thể tạo ra tăng trưởng kinh tế để duy trì ảnh hưởng toàn cầu của mình hay không?
Tiếng nói của châu Phi sẽ được “khuếch đại” trên trường quốc tế vào năm 2025 khi Nam Phi đảm nhận chức Chủ tịch và tổ chức diễn đàn Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (
G20) mở rộng vào tháng 11/2025. Liên minh châu Phi (AU) sẽ bầu Chủ tịch mới vào tháng 2/2025 và vì tổ chức này đã trở thành thành viên G20 vào năm 2023 nên cũng sẽ tham gia diễn đàn.
Hợp tác giữa AU và Nam Phi mang đến cơ hội quan trọng để thúc đẩy cải cách thể chế và mở rộng sự tham gia của châu Phi vào quản trị toàn cầu. Các cuộc bầu cử quan trọng ở Malawi vào tháng 9/2025, tại Tanzania và Bờ Biển Ngà vào tháng 10/2025 sẽ đóng vai trò là những phép thử quan trọng.
Việc ông Trump tái đắc cử có khả năng khiến các công ty Mỹ, vốn đã hạn chế đầu tư vào châu Phi, có thể tiếp tục giảm sự tham gia của họ. Nhưng sự cắt giảm này cũng tạo ra các cơ hội và có thể khuyến khích các cường quốc trung bình và các nền kinh tế mới nổi mở rộng ảnh hưởng của họ ở châu Phi thông qua việc tăng cường thương mại, đầu tư và các quan hệ đối tác mới.
Bài tiếp: Triển vọng kinh tế thế giới năm 2025 – Bài cuối: Những điểm nóng chiến lược