Triển lãm Tăng trưởng xanh P4G: Nơi kiến tạo những giải pháp đột phá cho phát triển bền vững

Hơn 50 start-up, doanh nghiệp trong nước và quốc tế, với gần 90 gian hàng trưng bày các giải pháp phát triển bền vững đã quy tụ tại Triển lãm Tăng trưởng xanh. Hoạt động này nằm trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư.

Chia sẻ về vai trò của doanh nghiệp trong việc góp phần thúc đẩy Việt Nam hướng tới tăng trưởng xanh và bền vững, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn gai Thiên Phước Đỗ Thị Thúy cho biết: “Về mục tiêu lâu dài, doanh nghiệp của chúng tôi mang khát vọng “xanh hóa” ngành dệt may Việt Nam - mở ra hướng đi sinh học, bền vững. Việt Nam là đất nước nông nghiệp, diện tích đất đai rộng lớn và người dân chăm chỉ, chịu khó. Nếu mô hình doanh nghiệp này được nhân rộng trên phạm vi cả nước sẽ tạo nên bước ngoặt lớn để ngành dệt may Việt Nam tiến tới xuất khẩu xanh”. (Ảnh: Bích Quyên)

Chia sẻ về vai trò của doanh nghiệp trong việc góp phần thúc đẩy Việt Nam hướng tới tăng trưởng xanh và bền vững, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn gai Thiên Phước Đỗ Thị Thúy cho biết: “Về mục tiêu lâu dài, doanh nghiệp của chúng tôi mang khát vọng “xanh hóa” ngành dệt may Việt Nam - mở ra hướng đi sinh học, bền vững. Việt Nam là đất nước nông nghiệp, diện tích đất đai rộng lớn và người dân chăm chỉ, chịu khó. Nếu mô hình doanh nghiệp này được nhân rộng trên phạm vi cả nước sẽ tạo nên bước ngoặt lớn để ngành dệt may Việt Nam tiến tới xuất khẩu xanh”. (Ảnh: Bích Quyên)

Theo bà Đỗ Thị Thúy, việc thay thế những nguyên liệu dệt may sử dụng hóa chất như polyester bằng nguồn nguyên liệu tự nhiên, an toàn và bền vững như sợi gai sẽ góp phần vào chuỗi cung ứng nguyên liệu mới và giúp xử lý lượng lớn khí carbon. (Ảnh: Bích Quyên)

Theo bà Đỗ Thị Thúy, việc thay thế những nguyên liệu dệt may sử dụng hóa chất như polyester bằng nguồn nguyên liệu tự nhiên, an toàn và bền vững như sợi gai sẽ góp phần vào chuỗi cung ứng nguyên liệu mới và giúp xử lý lượng lớn khí carbon. (Ảnh: Bích Quyên)

“Ví dụ, khi phủ xanh những vùng đất trống, đồi trọc bằng cây gai - loại cây phát triển rất nhanh và mạnh mẽ - thì chỉ sau một thời gian ngắn, cả khu đồi sẽ được phủ xanh mướt. Đó là một minh chứng rõ ràng cho tiềm năng của mô hình này trong việc đóng góp vào tăng trưởng xanh”, bà Thúy nhấn mạnh. (Ảnh: Bích Quyên)

“Ví dụ, khi phủ xanh những vùng đất trống, đồi trọc bằng cây gai - loại cây phát triển rất nhanh và mạnh mẽ - thì chỉ sau một thời gian ngắn, cả khu đồi sẽ được phủ xanh mướt. Đó là một minh chứng rõ ràng cho tiềm năng của mô hình này trong việc đóng góp vào tăng trưởng xanh”, bà Thúy nhấn mạnh. (Ảnh: Bích Quyên)

Bà Bùi Thị Mai, Giám đốc Hợp tác xã Mây Sườn Đông bày tỏ vui mừng khi tham gia trưng bày sản phẩm trà tại Hội nghị thượng đỉnh P4G: “Tại sự kiện, tôi có cơ hội chia sẻ sản phẩm với nhiều bạn bè quốc tế và nhận được sự hưởng ứng rất nhiệt tình. Hôm qua, rất nhiều người đã đến thưởng trà và họ tinh tế nhận ra quy trình canh tác sạch của chúng tôi, điều đó khiến tôi cảm thấy rất hạnh phúc”. (Ảnh: Phương Thảo)

Bà Bùi Thị Mai, Giám đốc Hợp tác xã Mây Sườn Đông bày tỏ vui mừng khi tham gia trưng bày sản phẩm trà tại Hội nghị thượng đỉnh P4G: “Tại sự kiện, tôi có cơ hội chia sẻ sản phẩm với nhiều bạn bè quốc tế và nhận được sự hưởng ứng rất nhiệt tình. Hôm qua, rất nhiều người đã đến thưởng trà và họ tinh tế nhận ra quy trình canh tác sạch của chúng tôi, điều đó khiến tôi cảm thấy rất hạnh phúc”. (Ảnh: Phương Thảo)

Bà Bùi Thị Mai cho biết, bản thân từng tham gia nhiều chương trình hội thảo, nhưng đây là lần đầu tiên tham dự một chương trình lớn và quy mô như P4G. “Sự kiện lần này thực sự mang lại nhiều động lực cho doanh nghiệp nhỏ như chúng tôi, đặc biệt khi nhận được sự quan tâm của Nhà nước, Chính phủ và các bộ, ban, ngành với định hướng phát triển xanh và bền vững”, bà Mai khẳng định. (Ảnh: Phương Thảo)

Bà Bùi Thị Mai cho biết, bản thân từng tham gia nhiều chương trình hội thảo, nhưng đây là lần đầu tiên tham dự một chương trình lớn và quy mô như P4G. “Sự kiện lần này thực sự mang lại nhiều động lực cho doanh nghiệp nhỏ như chúng tôi, đặc biệt khi nhận được sự quan tâm của Nhà nước, Chính phủ và các bộ, ban, ngành với định hướng phát triển xanh và bền vững”, bà Mai khẳng định. (Ảnh: Phương Thảo)

Ủy viên Ban Chấp hành Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội, Chủ tịch Hội Mỹ thuật quận Hoàn Kiếm Phạm Thị Hiền bày tỏ niềm vinh dự khi lần đầu tiên được tham gia một sự kiện lớn có quy mô toàn cầu. Đặc biệt, sự kiện càng ý nghĩa hơn khi diễn ra đúng dịp kỷ niệm Ngày Người khuyết tật Việt Nam (18/4). (Ảnh: Phương Thảo)

Ủy viên Ban Chấp hành Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội, Chủ tịch Hội Mỹ thuật quận Hoàn Kiếm Phạm Thị Hiền bày tỏ niềm vinh dự khi lần đầu tiên được tham gia một sự kiện lớn có quy mô toàn cầu. Đặc biệt, sự kiện càng ý nghĩa hơn khi diễn ra đúng dịp kỷ niệm Ngày Người khuyết tật Việt Nam (18/4). (Ảnh: Phương Thảo)

Về ý tưởng tận dụng vải vụn của ngành công nghiệp thời trang để tạo ra những sản phẩm thủ công có giá trị nghệ thuật và ý nghĩa xã hội như quà lưu niệm, bà Phạm Thị Hiền bày tỏ: “Công việc này không chỉ là một hoạt động nghệ thuật mà còn là cách để tạo ra sinh kế bền vững cho người khuyết tật. Trong số hơn 7,2 triệu người khuyết tật tại Việt Nam, chúng tôi mong muốn tạo điều kiện để họ có công việc ổn định, có thêm thu nhập, từ đó bảo đảm cuộc sống và giúp họ tự tin đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội”. (Ảnh: Phương Thảo)

Về ý tưởng tận dụng vải vụn của ngành công nghiệp thời trang để tạo ra những sản phẩm thủ công có giá trị nghệ thuật và ý nghĩa xã hội như quà lưu niệm, bà Phạm Thị Hiền bày tỏ: “Công việc này không chỉ là một hoạt động nghệ thuật mà còn là cách để tạo ra sinh kế bền vững cho người khuyết tật. Trong số hơn 7,2 triệu người khuyết tật tại Việt Nam, chúng tôi mong muốn tạo điều kiện để họ có công việc ổn định, có thêm thu nhập, từ đó bảo đảm cuộc sống và giúp họ tự tin đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội”. (Ảnh: Phương Thảo)

Với bà Vũ Thị Vân Phượng, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Vietrap, việc được chọn tham gia sự kiện P4G là vinh dự lớn, bởi đây là một sân chơi không dễ dàng khi có rất nhiều doanh nghiệp cùng hoạt động trong lĩnh vực dược liệu. “Chúng tôi kỳ vọng sau sự kiện này, Chính phủ tiếp tục có thêm các chính sách cụ thể, thực chất hơn để hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển vùng trồng dược liệu và mở rộng sản xuất”, bà Phượng chia sẻ. (Ảnh: Phương Thảo)

Với bà Vũ Thị Vân Phượng, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Vietrap, việc được chọn tham gia sự kiện P4G là vinh dự lớn, bởi đây là một sân chơi không dễ dàng khi có rất nhiều doanh nghiệp cùng hoạt động trong lĩnh vực dược liệu. “Chúng tôi kỳ vọng sau sự kiện này, Chính phủ tiếp tục có thêm các chính sách cụ thể, thực chất hơn để hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển vùng trồng dược liệu và mở rộng sản xuất”, bà Phượng chia sẻ. (Ảnh: Phương Thảo)

 Chị Lauren Louw (phải), đại điện cho sáng kiến Next Generation thuộc Trung tâm đổi mới của Đại học Kỹ thuật Đan Mạch (DTU Skylab) bày tỏ vinh dự khi tham gia hoạt động tại Hội nghị thượng đỉnh P4G 2025: “Với chúng tôi, đây là cơ hội quý giá khi được gặp gỡ những người đến từ nhiều quốc gia, cùng giao lưu để hiểu ý kiến, quan điểm và các dự án của họ. Không dễ dàng để có cơ hội đi nước ngoài và kết nối với những nhà tài trợ, những người thực sự có thể giúp bạn bắt đầu và phát triển kinh doanh”. Theo chị Lauren Louw, sáng kiến Next Generation chú trọng yếu tố con người: “Thay vì chỉ tạo ra doanh thu, chúng tôi ưu tiên hỗ trợ cộng đồng giải quyết khủng hoảng nước và cơ sở hạ tầng nước bị hư hỏng. Ứng dụng của chúng tôi kết nối giữa chính phủ và cộng đồng, khuyến khích sự hợp tác để tìm ra giải pháp bền vững”. (Ảnh: Phương Thảo)

Chị Lauren Louw (phải), đại điện cho sáng kiến Next Generation thuộc Trung tâm đổi mới của Đại học Kỹ thuật Đan Mạch (DTU Skylab) bày tỏ vinh dự khi tham gia hoạt động tại Hội nghị thượng đỉnh P4G 2025: “Với chúng tôi, đây là cơ hội quý giá khi được gặp gỡ những người đến từ nhiều quốc gia, cùng giao lưu để hiểu ý kiến, quan điểm và các dự án của họ. Không dễ dàng để có cơ hội đi nước ngoài và kết nối với những nhà tài trợ, những người thực sự có thể giúp bạn bắt đầu và phát triển kinh doanh”. Theo chị Lauren Louw, sáng kiến Next Generation chú trọng yếu tố con người: “Thay vì chỉ tạo ra doanh thu, chúng tôi ưu tiên hỗ trợ cộng đồng giải quyết khủng hoảng nước và cơ sở hạ tầng nước bị hư hỏng. Ứng dụng của chúng tôi kết nối giữa chính phủ và cộng đồng, khuyến khích sự hợp tác để tìm ra giải pháp bền vững”. (Ảnh: Phương Thảo)

Nhà sáng lập Afican Bamboo Sam Rosmarin (trái) cho biết, tại Ethiopia, tre thường chỉ được sử dụng cho những công trình nhỏ như nhà ở, đồ nội thất hay giàn giáo, vì tre không bền và có giá thành thấp. Tuy nhiên, công nghệ của African Bamboo đã biến tre thành một vật liệu xây dựng có giá trị cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế. (Ảnh: Phương Thảo)

Nhà sáng lập Afican Bamboo Sam Rosmarin (trái) cho biết, tại Ethiopia, tre thường chỉ được sử dụng cho những công trình nhỏ như nhà ở, đồ nội thất hay giàn giáo, vì tre không bền và có giá thành thấp. Tuy nhiên, công nghệ của African Bamboo đã biến tre thành một vật liệu xây dựng có giá trị cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế. (Ảnh: Phương Thảo)

 “Chúng tôi đã đăng ký sáu bằng sáng chế tại châu Âu, giúp chuyển đổi nguồn tài nguyên gỗ địa phương thành các sản phẩm xuất khẩu có giá trị, như miếng ốp sàn, khung tường thạch cao, khung cửa sổ và cả ốp ngoài cho các tòa nhà”, ông Sam Rosmarin chia sẻ. Bên cạnh đó, nhà sáng lập African Bamboo khẳng định, P4G đã đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ công ty huy động vốn khi đã giúp start-up này tạo ra một hồ sơ mạnh mẽ, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư. “P4G là một phần trong câu chuyện thành công của chúng tôi. Hội nghị đã tạo nên một môi trường thuận lợi, tốt đẹp với những cơ hội hợp tác, kết nối với chính phủ, doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực”, ông Rosmarin khẳng định. (Ảnh: Bích Quyên)

“Chúng tôi đã đăng ký sáu bằng sáng chế tại châu Âu, giúp chuyển đổi nguồn tài nguyên gỗ địa phương thành các sản phẩm xuất khẩu có giá trị, như miếng ốp sàn, khung tường thạch cao, khung cửa sổ và cả ốp ngoài cho các tòa nhà”, ông Sam Rosmarin chia sẻ. Bên cạnh đó, nhà sáng lập African Bamboo khẳng định, P4G đã đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ công ty huy động vốn khi đã giúp start-up này tạo ra một hồ sơ mạnh mẽ, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư. “P4G là một phần trong câu chuyện thành công của chúng tôi. Hội nghị đã tạo nên một môi trường thuận lợi, tốt đẹp với những cơ hội hợp tác, kết nối với chính phủ, doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực”, ông Rosmarin khẳng định. (Ảnh: Bích Quyên)

Chia sẻ về giải pháp bền vững liên quan trí tuệ nhân tạo (AI), nhà phát triển ứng dụng AI InNetBag Manuel Santiago Romero Aragon Academia (giữa) cho biết, InNetBag là một hệ thống AI dành cho cộng đồng du mục. Ứng dụng này tích hợp nhiều tính năng hữu ích như trợ lý giọng nói, thông tin trực tuyến, thư viện khóa học, trạm thời tiết mini, pin dự phòng tự cấp nguồn và định vị GPS. InNetBag hướng dẫn các cộng đồng di chuyển tới những đồng cỏ tốt hơn thông qua việc sử dụng dữ liệu và thông tin từ vệ tinh. (Ảnh: Phương Thảo)

Chia sẻ về giải pháp bền vững liên quan trí tuệ nhân tạo (AI), nhà phát triển ứng dụng AI InNetBag Manuel Santiago Romero Aragon Academia (giữa) cho biết, InNetBag là một hệ thống AI dành cho cộng đồng du mục. Ứng dụng này tích hợp nhiều tính năng hữu ích như trợ lý giọng nói, thông tin trực tuyến, thư viện khóa học, trạm thời tiết mini, pin dự phòng tự cấp nguồn và định vị GPS. InNetBag hướng dẫn các cộng đồng di chuyển tới những đồng cỏ tốt hơn thông qua việc sử dụng dữ liệu và thông tin từ vệ tinh. (Ảnh: Phương Thảo)

Theo anh Academia, Hội nghị thượng đỉnh P4G 2025 đã giúp anh kết nối với nhiều người trẻ có cùng mục tiêu tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn. Nhận định giá trị lớn nhất nhận được từ P4G là các mối quan hệ và sự kết nối với cộng đồng trẻ, nhà phát triển ứng dụng AI InNetBag hy vọng chính phủ và các startup quốc tế sẽ hỗ trợ nhiều hơn cho quá trình chuyển đổi này, vì những người trẻ như anh luôn mong muốn một thế giới thân thiện hơn với môi trường và cộng đồng. (Ảnh: Bích Quyên)

Theo anh Academia, Hội nghị thượng đỉnh P4G 2025 đã giúp anh kết nối với nhiều người trẻ có cùng mục tiêu tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn. Nhận định giá trị lớn nhất nhận được từ P4G là các mối quan hệ và sự kết nối với cộng đồng trẻ, nhà phát triển ứng dụng AI InNetBag hy vọng chính phủ và các startup quốc tế sẽ hỗ trợ nhiều hơn cho quá trình chuyển đổi này, vì những người trẻ như anh luôn mong muốn một thế giới thân thiện hơn với môi trường và cộng đồng. (Ảnh: Bích Quyên)

Một số gian hàng khác.

Triển lãm Tăng trưởng xanh do Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức, là một hoạt động trọng tâm của Bộ Khoa học và Công nghệ tại Hội nghị thượng đỉnh P4G 2025.

Triển lãm hướng tới việc thể hiện năng lực sáng tạo của Việt Nam, góp phần phát triển môi trường khởi nghiệp đổi mới bền vững và thúc đẩy chuyển đổi sang nền kinh tế xanh toàn cầu.

Bên cạnh các start-up Việt Nam tiêu biểu như Buyo Bioplastics, Alternō Vietnam, Yeast Era, triển lãm còn có sự góp mặt các đối tác nước ngoài như Viện Tài nguyên thế giới (World Resources Institute - WRI), Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu (Global Green Growth Institute - GGGI), Trung tâm nông nghiệp nhiệt đới quốc tế (CIAT)… Các doanh nghiệp mang đến những mô hình chuyển đổi xanh hiệu quả từ nhiều quốc gia, góp phần tạo nên bức tranh đa sắc của đổi mới sáng tạo vì phát triển bền vững.

Phương Thảo - Bích Quyên

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/trien-lam-tang-truong-xanh-p4g-noi-kien-tao-nhung-giai-phap-dot-pha-cho-phat-trien-ben-vung-311470.html
Zalo