Trang phục của phụ nữ Hà Nhì - bông hoa của đại ngàn Y Tý

Nằm ở độ cao 2.000 m so với mực nước biển, xã Y Tý (huyện Bát Xát) là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào Hà Nhì đen. Người Hà Nhì nơi đây hiện còn lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc, trong đó có trang phục thể hiện giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật...

Trang phục của người Hà Nhì đen có màu sắc đơn giản, nhã nhặn, chỉ với sự kết hợp của màu chàm đen, xanh và trắng thể hiện sự mộc mạc, mạnh mẽ của núi rừng. Tuy nhiên, hoa văn trang trí lại cầu kỳ cùng nhiều phụ kiện tinh xảo.

 Trang phục của người Hà Nhì đen gồm: Áo, quần, yếm, khăn đội đầu, dây cuốn tóc và xà cạp.

Trang phục của người Hà Nhì đen gồm: Áo, quần, yếm, khăn đội đầu, dây cuốn tóc và xà cạp.

 Áo là thành tố quan trọng. Người Hà Nhì sử dụng kỹ thuật khâu, thêu, ghép vải tạo thành hình hoa văn ấn tượng. Áo của nữ giới gồm áo dài và yếm.

Áo là thành tố quan trọng. Người Hà Nhì sử dụng kỹ thuật khâu, thêu, ghép vải tạo thành hình hoa văn ấn tượng. Áo của nữ giới gồm áo dài và yếm.

 Phần tay áo thường được đặc biệt chú trọng khi may vá.

Phần tay áo thường được đặc biệt chú trọng khi may vá.

 Trang phục của người Hà Nhì đen nổi bật với những đường viền lượn cong như sóng nước và mây vờn. Những bông hoa được làm thủ công bằng bạc nổi bật lên trên nền xanh đen của áo.

Trang phục của người Hà Nhì đen nổi bật với những đường viền lượn cong như sóng nước và mây vờn. Những bông hoa được làm thủ công bằng bạc nổi bật lên trên nền xanh đen của áo.

 Để trang phục nổi bật hơn, những người phụ nữ đồng bào dân tộc Hà Nhì thường trang trí phần cổ và viền áo. Trước ngực áo thường gắn hàng cúc bạc.

Để trang phục nổi bật hơn, những người phụ nữ đồng bào dân tộc Hà Nhì thường trang trí phần cổ và viền áo. Trước ngực áo thường gắn hàng cúc bạc.

 Điểm nhấn trong trang phục của phụ nữ Hà Nhì còn là chiếc khăn đội đầu cùng bộ tóc giả.

Điểm nhấn trong trang phục của phụ nữ Hà Nhì còn là chiếc khăn đội đầu cùng bộ tóc giả.

 Điểm khác biệt lớn nhất của bộ tóc giả ở phụ nữ có chồng là mành khăn có đính tua đuôi đội ở trên cùng với ý nghĩa giữ lại hồn vía, bắt buộc đối với phụ nữ khi họ tham dự các dịp lễ quan trọng trong cộng đồng.

Điểm khác biệt lớn nhất của bộ tóc giả ở phụ nữ có chồng là mành khăn có đính tua đuôi đội ở trên cùng với ý nghĩa giữ lại hồn vía, bắt buộc đối với phụ nữ khi họ tham dự các dịp lễ quan trọng trong cộng đồng.

Người Hà Nhì vất vả trong cuộc sống nhưng họ không quên gìn giữ nét văn hóa đã ăn sâu vào tiềm thức của mình đó là bộ trang phục, bởi đối với họ, bộ trang phục tượng trưng cho văn hóa, cho vẻ đẹp của riêng dân tộc mình.

Người Hà Nhì vất vả trong cuộc sống nhưng họ không quên gìn giữ nét văn hóa đã ăn sâu vào tiềm thức của mình đó là bộ trang phục, bởi đối với họ, bộ trang phục tượng trưng cho văn hóa, cho vẻ đẹp của riêng dân tộc mình.

Phụ nữ Hà Nhì phải mất nhiều thời gian và công sức từ đo, cắt, khâu, thêu thùa và chắp nối các mảnh vải lại với nhau. Đặc biệt, để hoàn thành 1 bộ nữ phục mặc trong ngày lễ, tết, người phụ nữ có khi phải làm trong thời gian 5 - 6 tháng.

Phụ nữ Hà Nhì phải mất nhiều thời gian và công sức từ đo, cắt, khâu, thêu thùa và chắp nối các mảnh vải lại với nhau. Đặc biệt, để hoàn thành 1 bộ nữ phục mặc trong ngày lễ, tết, người phụ nữ có khi phải làm trong thời gian 5 - 6 tháng.

 Trên nền xanh của núi, nền xanh của chàm, cùng với những sắc màu thổ cẩm và hoa văn tinh tế, phụ nữ Hà Nhì đã làm nên những bộ quần áo tôn nên vẻ đẹp của con người trước thiên nhiên.

Trên nền xanh của núi, nền xanh của chàm, cùng với những sắc màu thổ cẩm và hoa văn tinh tế, phụ nữ Hà Nhì đã làm nên những bộ quần áo tôn nên vẻ đẹp của con người trước thiên nhiên.

Phạm Bằng

Nguồn Lào Cai: https://baolaocai.vn/anh-trang-phuc-cua-phu-nu-ha-nhi-bong-hoa-cua-dai-ngan-y-ty-post388406.html
Zalo