Mưa sao băng Quadrantids đầu tiên của năm 2025 diễn ra lúc nào?

Mưa sao băng là hiện tượng thiên văn xảy ra khi một số lượng lớn các mảnh thiên thạch hoặc bụi vũ trụ bốc cháy khi đi vào bầu khí quyển của Trái Đất, tạo ra những vệt sáng giống như các ngôi sao rơi.

Đêm mùng 3 rạng sáng ngày 4/1, người yêu thiên văn có cơ hội chiêm ngưỡng mưa sao băng Quadrantids – trận mưa sao băng đầu tiên của năm 2025.

Đêm mùng 3 rạng sáng ngày 4/1, người yêu thiên văn có cơ hội chiêm ngưỡng mưa sao băng Quadrantids – trận mưa sao băng đầu tiên của năm 2025.

Mưa sao băng Quadrantids, còn mang tên Thước Tứ Phân, là trận mưa sao băng khá đẹp với tần suất cực đại có thể đạt tới 40 vệt sao băng/giờ.

Mưa sao băng Quadrantids, còn mang tên Thước Tứ Phân, là trận mưa sao băng khá đẹp với tần suất cực đại có thể đạt tới 40 vệt sao băng/giờ.

Bắt nguồn từ các hạt bụi để lại bởi sao chổi 2003 EH1, các sao băng Quadrantids thường xuất hiện từ ngày 1-5/1 hằng năm, đạt cực đại vào đêm 3, rạng sáng 4/1.

Bắt nguồn từ các hạt bụi để lại bởi sao chổi 2003 EH1, các sao băng Quadrantids thường xuất hiện từ ngày 1-5/1 hằng năm, đạt cực đại vào đêm 3, rạng sáng 4/1.

Theo các nhà khoa học, mưa sao băng là một hiện tượng thiên văn xảy ra khi một số lượng lớn các mảnh thiên thạch hoặc bụi vũ trụ bốc cháy khi đi vào bầu khí quyển của Trái Đất, tạo ra những vệt sáng giống như các ngôi sao rơi.

Theo các nhà khoa học, mưa sao băng là một hiện tượng thiên văn xảy ra khi một số lượng lớn các mảnh thiên thạch hoặc bụi vũ trụ bốc cháy khi đi vào bầu khí quyển của Trái Đất, tạo ra những vệt sáng giống như các ngôi sao rơi.

Hiện tượng này xảy ra khi Trái Đất đi qua vùng quỹ đạo chứa nhiều hạt bụi và mảnh vụn còn sót lại từ các sao chổi hoặc tiểu hành tinh. Khi các hạt này va chạm với bầu khí quyển ở tốc độ cao, ma sát với không khí làm chúng bốc cháy, phát sáng và tạo thành các "sao băng".

Hiện tượng này xảy ra khi Trái Đất đi qua vùng quỹ đạo chứa nhiều hạt bụi và mảnh vụn còn sót lại từ các sao chổi hoặc tiểu hành tinh. Khi các hạt này va chạm với bầu khí quyển ở tốc độ cao, ma sát với không khí làm chúng bốc cháy, phát sáng và tạo thành các "sao băng".

Nguồn gốc của mưa sao băng thường liên quan đến các sao chổi, ví dụ như sao chổi Halley là nguồn gốc của hai trận mưa sao băng lớn là Eta Aquarids và Orionids.

Nguồn gốc của mưa sao băng thường liên quan đến các sao chổi, ví dụ như sao chổi Halley là nguồn gốc của hai trận mưa sao băng lớn là Eta Aquarids và Orionids.

Tên gọi các trận mưa sao băng được đặt theo chòm sao nơi các vệt sáng có vẻ xuất phát (gọi là điểm xuất phát hay "radiant"). Ví dụ: mưa sao băng Perseids có điểm xuất phát từ chòm sao Perseus.

Tên gọi các trận mưa sao băng được đặt theo chòm sao nơi các vệt sáng có vẻ xuất phát (gọi là điểm xuất phát hay "radiant"). Ví dụ: mưa sao băng Perseids có điểm xuất phát từ chòm sao Perseus.

Một số trận mưa sao băng có thể được dự đoán và xảy ra hàng năm vào thời gian cố định. Ví dụ: Perseids: Tháng 7 - tháng 8; Geminids: Tháng 12; Leonids: Tháng 11

Một số trận mưa sao băng có thể được dự đoán và xảy ra hàng năm vào thời gian cố định. Ví dụ: Perseids: Tháng 7 - tháng 8; Geminids: Tháng 12; Leonids: Tháng 11

Điều kiện quan sát lý tưởng để quan sát mưa sao băng là trời quang, không mây và không có nguồn ô nhiễm ánh sáng. Ảnh: Pinterest.

Điều kiện quan sát lý tưởng để quan sát mưa sao băng là trời quang, không mây và không có nguồn ô nhiễm ánh sáng. Ảnh: Pinterest.

Mời quý độc gi ả xem video: Đa dạng ứng dụng của công nghệ blockchain. Nguồn: VTV24. ;">

T.B (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/tran-mua-sao-bang-dau-tien-cua-nam-2025-dien-ra-luc-nao-2068768.html
Zalo