Trải nghiệm bãi đá cổ Khe Hổ

Nằm trong khuôn khổ Lễ hội 'Về miền đá cổ xã Hang Chú năm 2025', ngày 4/1, xã Hang Chú, huyện Bắc Yên đã tổ chức các hoạt động trải nghiệm, khám phá những nét khắc độc đáo trên bãi đá cổ Khe Hổ và những câu chuyện ly kỳ về vùng đất còn khá nguyên sơ này.

Tương truyền, thung lũng có bãi đá cổ khắc nhiều ký tự, hình họa trước đây là một vùng rất hoang vắng, hiểm trở, ở đây thường xuất hiện một con hổ lớn, ẩn nấp sau những tảng đá, lùm cây để vồ các con vật và cả người qua lại. Trong vùng, không ai dám bước chân đến đây, người dân trong vùng gọi đó là bãi đá Khe Hổ.

Khảo sát bãi đá cổ Khe Hổ, xã Hang Chú, huyện Bắc Yên.

Khảo sát bãi đá cổ Khe Hổ, xã Hang Chú, huyện Bắc Yên.

Bãi đá cổ Khe Hổ nằm giữa một thung lũng có diện tích khoảng 50 ha, thuộc bản Hang Chú. Xen lẫn giữa những thửa ruộng bậc thang của đồng bào dân tộc Mông là 14 khối đá granit (đá cẩm thạch), phân thành 6 cụm nằm cách nhau từ 50 - 200 m, với nhiều hình thù lạ mắt. Những khối đá vẫn giữ được nguyên trạng phong hóa tự nhiên; mặt đá có những vết khắc trau chuốt, tỷ mỉ, rộng chừng 2 cm, sâu 2,5 cm. Các hình khắc phong phú, đa dạng, mang vẻ đẹp riêng trong phong cách tạo hình của nghệ thuật cổ, miêu tả cảnh thiên nhiên, núi đồi, sông suối, ruộng bậc thang... thông qua những hoa văn hình học ô vuông lồng vào nhau, hình xoáy trôn ốc, các đường tròn đồng tâm tập trung thành những cụm nhỏ từ 3 đến 5 vòng; hình khắc mặt người, các hoạt động nhảy múa, những hình khắc chạm trổ trên mặt đá tạo nên những bức tranh bí ẩn, lạ lùng... như phản ánh tư duy thẩm mỹ, cảm nhận của con người về thiên nhiên, lao động sản xuất, đời sống sinh hoạt.

Các đồng chí lãnh đạo huyện Bắc Yên khảo sát bãi đá cổ Khe Hổ.

Các đồng chí lãnh đạo huyện Bắc Yên khảo sát bãi đá cổ Khe Hổ.

Các hình vẽ trên các phiến đá chứa đựng những điều bí ẩn, thách thức các nhà nghiên cứu tìm hiểu, giải mã. Còn với đồng bào dân tộc Mông ở Hang Chú thì bãi đá cổ là quyển sách lớn nhất của tổ tiên để lại, bà con luôn tin rằng bãi đá khắc Khe Hổ là nơi cư ngụ của các vị thần linh, để che chở, bảo vệ mùa màng, chống lại ma quỷ quấy nhiễu đời sống hằng ngày của họ.

Các họa tiết được khắc trên đá tại bãi đá cổ Khe Hổ.

Các họa tiết được khắc trên đá tại bãi đá cổ Khe Hổ.

Các họa tiết được khắc trên đá tại bãi đá cổ Khe Hổ.

Các họa tiết được khắc trên đá tại bãi đá cổ Khe Hổ.

Học sinh Trường PTDT bán trú THCS Hang Chú trải nghiệm vẽ tranh bãi đá cổ Khe Hổ.

Học sinh Trường PTDT bán trú THCS Hang Chú trải nghiệm vẽ tranh bãi đá cổ Khe Hổ.

Bức tranh về bãi đá cổ Khe Hổ được hoàn thiện qua góc nhìn của các em học sinh.

Bức tranh về bãi đá cổ Khe Hổ được hoàn thiện qua góc nhìn của các em học sinh.

Cũng trong dịp này, Trường PTDT bán trú THCS Hang Chú đã tổ chức cho các em học sinh tham gia hoạt động vẽ tranh với chủ đề: “Về miền đá cổ”. Qua hoạt động trải nghiệm, giúp học sinh hiểu lịch sử bãi đá cổ và nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Mông - Di sản văn hóa đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp Bằng xếp hạng di tích quốc gia vào năm 2015.

Nhóm PV

Nguồn Sơn La: https://baosonla.org.vn/van-hoa-xa-hoi/trai-nghiem-bai-da-co-khe-ho-MJIO8lHNg.html
Zalo