TotalEnergies: Phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu (Kỳ VI)
Chiến lược CCS của TotalEnergies SE (Công ty) là ưu tiên loại bỏ carbon cho các hoạt động nhằm cắt giảm lượng phát thải từ các tài sản dầu khí thượng nguồn, các nhà máy hóa lọc dầu và LNG.
Mở rộng kho lưu trữ carbon về mặt địa lý để cắt giảm lượng khí thải của Công ty và của khách hàng
Kịch bản NZE của IEA bao gồm việc sử dụng công nghệ CCS lên tới 6 GtCO₂ mỗi năm (2050) nhằm cắt giảm một phần lượng khí thải từ việc tiêu thụ dầu khí dư thừa cũng như từ các quy trình công nghiệp (xi-măng, vôi, sắt thép, v.v. .). Công suất này lớn hơn 100 lần so với 45 MtCO₂ mỗi năm hiện được thu hồi trên toàn thế giới. Chiến lược CCS của Công ty là ưu tiên loại bỏ carbon cho các hoạt động nhằm cắt giảm lượng phát thải thuộc các Phạm vi 1 và 2 từ các tài sản dầu khí thượng nguồn, các nhà máy hóa lọc dầu và LNG.
Ví dụ như tại Nhà máy khí hóa lỏng Snøhvit, nơi Công ty là đối tác cùng với hãng Equinor, có khoảng 8 MtCO₂ tự nhiên đã được lưu trữ kể từ năm 2008. Tương tự, CO₂ tự nhiên cũng được tách ra ngay trong các đoàn tàu chuyên dụng hóa lỏng NFE (North Field East) LNG và NFS (North Field South) LNG mới hiện đang được phát triển sẽ được lưu trữ bởi hãng QatarEnergy. Điều tương tự cũng đúng đối với CO₂ tự nhiên khi được tách ra tại cơ sở của hãng Cameron LNG (tiểu bang Louisiana, Hoa Kỳ) sẽ được lưu trữ trong cơ sở Hackberry được lưu trữ bằng công nghệ CCS trong bối cảnh dự án đoàn tàu đóng mới của hãng Cameron LNG. Cuối cùng, đối với tài sản LNG Ichthys của Công ty ở Australia, Công ty hiện đang nghiên cứu giải pháp lưu trữ CO₂ tự nhiên để khởi nghiệp trước năm 2030. Do đó, nghiên cứu về các giải pháp CCS đối với các tài sản của Công ty bổ sung cho những nỗ lực nhằm cắt giảm phát thải (điện khí hóa, tiết kiệm năng lượng, giảm đốt dầu thường xuyên, v.v.).
Hiện Công ty cũng đầu tư vào các dự án lưu trữ CO₂ cho bên thứ ba (“Lưu trữ dưới dạng dịch vụ”), cung cấp giải pháp lưu trữ CO₂ cho các khách hàng công nghiệp lớn, nhờ đó họ có thể cắt giảm lượng khí thải thuộc Phạm vi 1, đồng thời đảm bảo hoạt động của họ trong tương lai. Tính đến năm 2023, Công ty đã đầu tư khoảng 100 triệu USD vào hoạt động kinh doanh này và sẽ tiếp tục đầu tư mạnh hơn vào các dự án lưu trữ cho cả tài sản của Công ty lẫn cho cả bên thứ ba nhằm đạt được mục tiêu phát triển dung lượng lưu trữ hơn 10 MtCO₂ (2030).
Hiện châu Âu là trung tâm của chiến lược CCS này của Công ty là một trong những nhà khai thác dầu khí hiện tại ở Biển Bắc và đã được công nhận về chuyên môn vận hành và địa chất trong khu vực. Vương quốc Anh, Na Uy và châu Âu đã tự đặt ra các mục tiêu, quy định và cung cấp hỗ trợ tài chính đáng kể để thúc đẩy triển khai xuyên biên giới công nghệ CCUS. Công ty hiện đang phát triển năm dự án ở Biển Bắc sẽ cung cấp các giải pháp loại bỏ carbon cho tài sản của Công ty và của các công ty khách hàng của Công ty. Tham vọng của Công ty vẫn là tiếp tục xin được giấy phép thăm dò mới để gia tăng khả năng lưu trữ CO₂ sau năm 2030. Công ty cũng đang nghiên cứu việc sử dụng carbon dưới nhiều dạng khác nhau nữa (CCU).
Tiêu điểm: Hiện Công ty đang mở rộng hoạt động ở Đan Mạch, nơi Công ty đã nhận được giấy phép lưu trữ cho hai lô thăm dò (TotalEnergies chiếm tới 80%) (2023). Hai giấy phép này bao gồm một khu vực bao gồm các mỏ khí Harald hiện do Công ty vận hành và đang đánh giá tiềm năng lưu trữ CO₂ như một phần của dự án Bifröst cũng như tầng chứa nước mặn có thể làm gia tăng khối lượng lưu trữ. Theo tiến độ công việc đánh giá, dự án này cuối cùng sẽ cung cấp bể kho lưu trữ lâu dài hơn 5 MtCO₂/năm.
Bù đắp lượng phát thải dư thừa bằng bể kho chứa carbon tự nhiên
Việc bảo tồn và phục hồi các khu vực tự nhiên có thể là đòn bẩy để đạt được lượng phát thải net-zero trên toàn thế giới (2050). Chỉ đến năm 2030, Công ty mới bắt đầu tự nguyện bù đắp lượng khí thải tồn dư của mình thông qua tín chỉ carbon NBS (Giải pháp dựa trên thiên nhiên: Nature Based Solutionsn) và sẽ chỉ bù đắp lượng khí thải dư thừa thuộc các Phạm vi 1và 2 của Công ty. Công ty hiện cũng đang nỗ lực xây dựng danh mục đầu tư chất lượng cao, đặc biệt chú ý đến tính toàn vẹn và lâu dài của việc giảm thiểu và cô lập khí thải đạt được nhờ các hoạt động được tài trợ theo phương cách này. Công ty cũng ủng hộ việc tăng cường khuôn khổ niềm tin toàn cầu để củng cố hơn nữa các cơ chế tín chỉ tự nguyện mạnh mẽ và được công nhận. Công ty hiện đang đầu tư vào các dự án lâm nghiệp, nông nghiệp tái tạo và bảo vệ vùng đất ngập nước. Chiến lược của Công ty là nhằm mục đích kết hợp và cân bằng giá trị doanh thu tài chính của người tiêu dùng từ nông nghiệp và lâm nghiệp và giá trị lợi ích đối với đất, đa dạng sinh học, chu trình nước và sản xuất tín chỉ carbon. Nếu cách tiếp cận đó thành công thì mức sống của người tiêu dùng địa phương sẽ được cải thiện và tình trạng suy thoái đất sẽ giảm đi và đối với lượng khí thải cũng vậy. Việc tìm kiếm sự cân bằng giữa các thực tiễn khác nhau giúp có thể thực hiện được một quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng.
Tính đến cuối năm 2023, lượng tín chỉ của Công ty chỉ còn ở mức dưới 11 triệu, trong đó phần lớn được chứng nhận theo tiêu chuẩn VERRA VCS (trên 99%; còn lại dưới 1% được chứng nhận bởi Chương trình đơn vị tín chỉ carbon của Hiệp hội các tổ chức tín chỉ trực thuộc Chính phủ Australia). Hiện Công ty đã phân bổ 100 triệu USD hàng năm cho các dự án này và ngân sách tích lũy cam kết dành cho tất cả các chiến dịch này lên tới gần 725 triệu USD trong suốt thời gian tồn tại tích lũy của chúng, với số tín chỉ tích lũy dự kiến đạt tổng cộng 44 triệu (2030) và 71 triệu (2050) với số tín chỉ thu được sẽ được xác định sau khi dự án hoàn thành. Nếu kho 44 triệu tín chỉ như vậy được xây dựng (2030) và trên cơ sở tiêu thụ 10% kho dự trữ mỗi năm kể từ năm 2030, thì Công ty sẽ sử dụng khoảng 5 triệu tín chỉ mỗi năm kể từ năm 2030 trở đi.
Tiêu điểm: Đầu tư vào quỹ: Năm 2023, Công ty đã quyết định đầu tư 100 triệu USD trong 15 năm vào các dự án của Quỹ Carbon dựa trên thiên nhiên do Climate Asset Management quản lý, tập trung vào việc bảo tồn hoặc khôi phục ba loại hệ sinh thái: Rừng tự nhiên bị suy thoái, đồng cỏ bị ảnh hưởng bởi hoạt động của con người và vùng đất ngập nước.
Tích cực làm việc với đối tác về tài sản không được vận hành
Hiện lượng phát thải thuộc các Phạm vi 1 và 2 của Công ty dựa trên cổ phần vốn chủ sở hữu lên tới 49 Mt CO₂e (2023), trong đó bao gồm một nửa số lượng phát thải đó là do lợi ích của Công ty tại các địa điểm hiện đang hoạt động; phần còn lại là từ lợi ích của Công ty trên các địa điểm do đối tác của Công ty điều hành. Công ty hiện đang tích cực huy động các đối tác của mình cắt giảm lượng khí thải từ tài sản mà họ đang vận hành. Tại phân khúc thăm dò và sản xuất (E&P), một nhóm chuyên trách có nhiệm vụ chia sẻ các phương pháp thực tiễn tốt nhất với các đối tác của Công ty tại các tài sản không được vận hành, chẳng hạn như triển khai lộ trình loại bỏ carbon, bao gồm đánh giá năng lượng, cắt giảm lượng khí methane thải ra và đốt dầu thường xuyên cũng như cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng, đặc biệt đối với turbine khí và máy nén khí. Công ty hiện đang sử dụng các dự án được thực hiện tại các địa điểm do Công ty điều hành để minh họa các phương cách mà các đối tác của Công ty có thể cắt giảm lượng phát thải thuộc các Phạm vi 1và 2 và khuyến khích sự tiếp nhận.
Lượng khí thải thượng nguồn cũng có thể được cắt giảm bằng cách bơm lại CO₂ đã chiết xuất cùng với khí được tạo ra. Khối lượng được bơm lại này hiện chiếm gần 2 Mt/năm trong vốn cổ phần chủ sở hữu của Công ty, đặc biệt là ở Brazil và sẽ gia tăng đáng kể khi sản lượng khí đốt liên quan tăng lên.
Tiêu điểm: (i) Sự hợp tác với hãng Petrobras: Các FPSO P-68 và P-70 do Petrobras vận hành, đã sản xuất ở chế độ “dừng đốt dầu thường xuyên” kể từ năm 2023. Công ty cũng tham gia các diễn đàn kỹ thuật chung với các đối tác của mình để quảng bá Công ty trang bị thêm kiến thức chuyên môn. Ngoài ra, thiết kế thùng dầu không có quạt thông gió của Công ty đã được tích hợp trên các dự án Sepia 2 và Atapu 2, và FID đã được áp dụng vào năm 2024 cho công nghệ cải tiến dưới biển có tên HiSep để tái bơm khí giàu CO₂ vào mỏ Mero. (ii) Hội nghị COP28: Công ty đã ký kết Hiến chương loại bỏ carbon OGDC trong dầu khí tại COP28, một sáng kiến lớn giữa các công ty dầu khí quốc gia và quốc tế đã được đưa ra nhằm cắt giảm lượng phát thải khí nhà kính GHG của lĩnh vực công nghiệp này: Sáng kiến này quy tụ hơn 50 công ty dầu khí mà 2/3 trong số đó hiện là đối tác của Công ty, chiếm hơn 40% tổng sản lượng dầu của thế giới. Đây là một bước tiến lịch sử vì lần đầu tiên nó tập hợp các công ty dầu khí quốc tế (IOC) và các công ty dầu khí quốc gia (NOC) từ lĩnh vực này xoay quanh các mục tiêu cụ thể không chỉ để hành động về cắt giảm lượng khí thải của họ (hoạt động bằng zero vào năm 2050 hoặc sớm hơn), loại bỏ việc đốt khí thường xuyên vào năm 2030 và hướng tới mục tiêu gần như không có khí methane ở thượng nguồn vào năm 2030) song cũng để báo cáo về hành động của họ.
Trọng tâm: Các chỉ số liên quan để cắt giảm phát thải GHG trên thế giới
Hiện Công ty đang có tham vọng theo đuổi các mục tiêu về phát thải trực tiếp (thuộc các Phạm vi 1 và 2) mà Công ty đang kiểm soát tại các cơ sở do mình vận hành. Công ty cũng đã xác định các mục tiêu và kế hoạch hành động trung và dài hạn hướng tới net-zero (2050). Công ty cũng còn có tham vọng trong việc giúp khách hàng cắt giảm lượng khí thải thông qua chiến lược đa năng lượng của mình, giúp cung cấp nhiều loại năng lượng hơn cho khách hàng, bao gồm cả năng lượng carbon thấp. Công ty còn theo dõi tiến trình thông qua chỉ số loại bỏ carbon trong doanh số bán hàng của mình (cường độ carbon trong vòng đời của các sản phẩm năng lượng được bán ra trên thị trường). Công ty cũng đã dẫn đầu so với các công ty cùng lĩnh vực về việc thực sự đạt được mục tiêu loại bỏ carbon trong hỗn hợp bán sản phẩm năng lượng kể từ năm 2015 đến nay.
Được coi là một phần đóng góp của Công ty cho quá trình chuyển đổi năng lượng của khách hàng, do đó Công ty đang phát triển các hoạt động sản xuất và kinh doanh điện có hàm lượng carbon thấp. Công ty cũng sản xuất và bán khí tự nhiên hóa lỏng, đây là nhiên liệu chuyển đổi cần thiết để xây dựng hệ thống năng lượng carbon thấp, đáng tin cậy, giúp bổ sung cho các nguồn năng lượng tái tạo vốn không liên tục. Hơn thế nữa, khí đốt tự nhiên còn loại bỏ carbon trong sản xuất điện ở nhiều lĩnh vực khác nữa tại các quốc gia khác bởi vì đốt khí đốt chứ không phải than để sản xuất điện sẽ thải ra lượng CO₂ bằng một nửa cho cùng một lượng năng lượng được tạo ra. Về mặt này, việc đặt ra các mục tiêu nhằm cắt giảm đáng kể lượng phát thải gián tiếp toàn cầu của Công ty (thuộc Phạm vi 3) về giá trị tuyệt đối mà không làm thay đổi cơ cấu tổng thể về nhu cầu năng lượng, trên thực tế là không phù hợp để giảm phát thải khí nhà kính GHG toàn cầu.
Hầu hết lượng khí thải được Công ty báo cáo trong Phạm vi 3 đều tương ứng với lượng khí thải trực tiếp (thuộc Phạm vi 1) của người tiêu dùng các sản phẩm này: Việc sử dụng các sản phẩm này tùy thuộc vào quyết định và nhu cầu của họ. Trong bối cảnh này, mục tiêu cắt giảm tuyệt đối lượng khí thải thuộc Phạm vi 3 đối với một doanh nghiệp như Công ty mà không có bất kỳ thay đổi nào trong hệ thống năng lượng, do đó sẽ không giảm thuộc Phạm vi 1 tương ứng của người sử dụng năng lượng, điều này sẽ dẫn đến sự thay đổi nhu cầu này sang các nhà cung cấp khác, đặc biệt là các công ty dầu khí quốc gia của các nước sản xuất dầu khí chiếm hơn 70% thị trường thế giới (so với khoảng 1,5% thị trường thế giới của Công ty).
Hiện chiến lược này sẽ không có tác dụng cắt giảm lượng khí thải nhà kính GHG toàn cầu, do đó cũng không có tác động tích cực đến thích ứng với biến đổi khí hậu, điều này sẽ đi ngược lại lợi ích của Công ty cũng như các cổ đông của Công ty. Chiến lược này có thể phản tác dụng đối với khách hàng của Công ty bởi vì Công ty đã đặt mục tiêu là đảm bảo an ninh cung cấp năng lượng cho họ, đồng thời hỗ trợ họ trong hành trình loại bỏ carbon của chính họ.
Điều cần lưu ý: Trong Phạm vi 3, kể từ năm 2016, Công ty đã báo cáo lượng phát thải Loại 11 liên quan đến việc khách hàng sử dụng cuối các sản phẩm đã bán ra, tức là liên quan đến quá trình đốt dầu thường xuyên của họ để thu được năng lượng. Kể từ năm 2023, Công ty đã công bố ước tính lượng phát thải gián tiếp liên quan đến các hạng mục khác thuộc Phạm vi 3, theo cách phân loại được sử dụng bởi Nghị định thư GHG và Ipieca. Công ty hiện cũng đang thực hiện các kế hoạch hành động nhằm giảm lượng khí thải của các loại khác nữa.
Link nguồn:
https://TotalEnergies.com/system/files/documents/2024-03/TotalEnergies _sustainability-climate-2024-progress-report_2024_en_pdf.pdf