Rắn taipan nội địa (Oxyuranus scutellatus) là một trong những loài rắn có nọc độc mạnh nhất thế giới. Theo nghiên cứu, nọc độc của chúng có khả năng gây chết người cao với liều gây chết trung bình LD50 là 0,01 mg/kg. Ảnh: billabongsanctuary.
Sống trong các khe đất sét của vùng ngập lũ Queensland và Nam Australia, các cá thể rắn taipan nội địa thường nằm trong các hang được đào sẵn của các loài động vật khác. Chúng vô cùng nhút nhát, hiếm khi chủ động tấn công con người. Ảnh: australian.museum.
Rắn taipan ven biển có nọc độc nguy hiểm chết người và sống trong các khu rừng ẩm ướt ở các vùng ven biển ôn đới và nhiệt đới. Loài rắn này có tốc độ di chuyển đáng kinh ngạc. Ảnh: Scott Eipper.
Khi bị đe dọa, loài rắn taipan ven biển sẽ nhấc toàn bộ cơ thể lên khỏi mặt đất với độ chính xác phi thường và nhanh chóng ra đòn tấn công, tiêm nọc độc vào kẻ thù và gây tử vong nhanh chóng. Mãi tới năm 1956, các nhà khoa học mới phát triển thành loại thuốc kháng nọc độc của loài rắn này. Ảnh: Getty.
Theo Viện Smithsonian, rắn hổ mang chúa (Ophiophagus hannah) là loài rắn độc có chiều dài cơ thể lớn nhất thế giới với kích thước khi trưởng thành lên tới 5,4m. Loài rắn nguy hiểm này có thể phát hiện một người đang di chuyển ở cách xa gần 100m. Ảnh: indiabiodiversity.
Khi bị đe dọa, rắn hổ mang chúa sẽ có thể nâng đầu lên khỏi mặt đất khoảng 1/3 chiều dài cơ thể của chúng và cắn đối phương. Mỗi vết cắn của chúng chứa khoảng 7ml nọc độc và thường cắn 3 - 4 lần. Một vết cắn nguy hiểm của chúng có thể khiến một người tử vong trong 15 phút nếu không được điều trị y tế kịp thời. Ảnh: Getty.
Rắn cạp nong (Bungarus fasatus) gây chú ý với khả năng di chuyển chậm vào ban ngày. Chúng có xu hướng tấn công sau khi trời tối. Ảnh: encyclopedia.
Nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy nọc độc của loài rắn cạp nong có thể làm tê liệt các cơ và ngăn cản cơ hoành chuyển động. Điều này khiến không khí không thể đi vào phổi, dẫn đến nạn nhân chết vì ngạt thở sau khi bị rắn cạp nong cắn. Ảnh: Getty.
Loài rắn lục hoa cân (Echis carinatus) là một trong những loài rắn cực độc, gây ra nhiều ca tử vong liên quan đến rắn cắn ở Ấn Độ. Ảnh: SEWH.
Mặc dù có kích thước nhỏ nhưng rắn lục hoa cân hung dữ hơn, cắn nhiều người hơn. Không những vậy, tỷ lệ gây tử vong của chúng cũng nhiều hơn các loài rắn lớn khác. Ảnh: Getty.
Mời độc giả xem video: Thực hư loài rắn mini độc nhất Việt Nam “cắn là chết”.
Tâm Anh (TH)