Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 qua ống kính Đinh Quang Thành

Triển lãm 'Đường xuân chiến dịch 1975' do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam và Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức tái hiện trung thực chiến thắng lịch sử của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 của dân tộc.

 Triển lãm “Đường xuân chiến dịch 1975” giới thiệu gần 100 bức ảnh của nhà báo, NSNA Đinh Quang Thành trong hàng nghìn bức ảnh, tư liệu của ông tái hiện trung thực chiến thắng lịch sử của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 của dân tộc. Ảnh Pháo cao xạ hạ nòng pháo kích vào Đà Nẵng. Sáng ngày 29/3, xe tăng và lực lượng vũ trang Quân khu 5 và Quân đoàn II từ bốn hướng đánh thẳng vào Đà Nẵng, pháo kích sân bay, quân cảng và các vị trí quan trọng khác, giải phóng hoàn toàn Đà Nẵng và Quảng Nam.

Triển lãm “Đường xuân chiến dịch 1975” giới thiệu gần 100 bức ảnh của nhà báo, NSNA Đinh Quang Thành trong hàng nghìn bức ảnh, tư liệu của ông tái hiện trung thực chiến thắng lịch sử của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 của dân tộc. Ảnh Pháo cao xạ hạ nòng pháo kích vào Đà Nẵng. Sáng ngày 29/3, xe tăng và lực lượng vũ trang Quân khu 5 và Quân đoàn II từ bốn hướng đánh thẳng vào Đà Nẵng, pháo kích sân bay, quân cảng và các vị trí quan trọng khác, giải phóng hoàn toàn Đà Nẵng và Quảng Nam.

 NSNA Đinh Quang Thành cho biết, tháng 3/1975, ông cùng 4 đồng nghiệp ở Thông tấn xã Việt Nam, hợp thành "Tổ mũi nhọn" (biệt danh do cơ quan đặt), tham gia chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. Nhận lệnh xong, ông chỉ kịp gọi điện báo cho vợ đến cơ quan mang giúp tư trang về nhà. Ông nhận một khẩu súng ngắn, mang hai chiếc máy ảnh Rolleiflex và Pentax, khoác ba lô lên đường. Ông cùng tổ phóng viên di chuyển trên chiếc xe com măng ca, nhập vào các binh đoàn hành tiến thần tốc dọc quốc lộ 1 với tinh thần tất cả để giải phóng hoàn toàn miền Nam. Ảnh Quân địch ở cảng Non Nước (Đà Nẵng) chạy ra biển, bỏ lại toàn bộ quân trang, quân dụng và đồ dùng gia đình ngổn ngang trên các cầu tàu.

NSNA Đinh Quang Thành cho biết, tháng 3/1975, ông cùng 4 đồng nghiệp ở Thông tấn xã Việt Nam, hợp thành "Tổ mũi nhọn" (biệt danh do cơ quan đặt), tham gia chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. Nhận lệnh xong, ông chỉ kịp gọi điện báo cho vợ đến cơ quan mang giúp tư trang về nhà. Ông nhận một khẩu súng ngắn, mang hai chiếc máy ảnh Rolleiflex và Pentax, khoác ba lô lên đường. Ông cùng tổ phóng viên di chuyển trên chiếc xe com măng ca, nhập vào các binh đoàn hành tiến thần tốc dọc quốc lộ 1 với tinh thần tất cả để giải phóng hoàn toàn miền Nam. Ảnh Quân địch ở cảng Non Nước (Đà Nẵng) chạy ra biển, bỏ lại toàn bộ quân trang, quân dụng và đồ dùng gia đình ngổn ngang trên các cầu tàu.

 Bộ đội quân khu V tham gia đánh địch, giải phóng Đà Nẵng được nhân dân thành phố tung hoa chào đón.

Bộ đội quân khu V tham gia đánh địch, giải phóng Đà Nẵng được nhân dân thành phố tung hoa chào đón.

 Ngày 31/3/1975 Bình Định được gải phóng. Hàng nghìn vũ khí cá nhân của phe bên kia bị bỏ lại trên đường phố, hàng chục xe tăng, xe bọc thép trở thành vô chủ, ngổn ngang suốt dọc đường ra phía biển và trên các bãi cát.

Ngày 31/3/1975 Bình Định được gải phóng. Hàng nghìn vũ khí cá nhân của phe bên kia bị bỏ lại trên đường phố, hàng chục xe tăng, xe bọc thép trở thành vô chủ, ngổn ngang suốt dọc đường ra phía biển và trên các bãi cát.

 17h ngày 26/4/1975 gần 10 tiểu đoàn pháo của Quân đoàn II đã cấp tập trút bão lửa vào căn cứ Nước Trong (Đồng Nai), mở đầu chiến dịch Hồ Chí Minh từ hướng Đông Bắc Sài Gòn. 18h, Lữ đoàn tăng 203 và bộ binh của Sư đoàn 325 Quân đoàn II ồ ạt tấn công và chiếm được căn cứ địch sau 2 giờ.

17h ngày 26/4/1975 gần 10 tiểu đoàn pháo của Quân đoàn II đã cấp tập trút bão lửa vào căn cứ Nước Trong (Đồng Nai), mở đầu chiến dịch Hồ Chí Minh từ hướng Đông Bắc Sài Gòn. 18h, Lữ đoàn tăng 203 và bộ binh của Sư đoàn 325 Quân đoàn II ồ ạt tấn công và chiếm được căn cứ địch sau 2 giờ.

 Sáng 29/4, tại khu rừng cao su ở Dầu Giây (Đồng Nai), sĩ quan tham mưu Sư đoàn 304 và Ban chỉ huy Trung đoàn 66 họp phân công tác chiến cho từng đơn vị. NSNA Đinh Quang Thành đã tặng anh em tấm bản đồ Sài Gòn to bằng chiếc chiếu ghép lại từ 4 mảnh thay cho tấm bản đồ của đơn vị chỉ nhỏ bằng trang vở. Bản đồ này ông lấy từ Nhà Địa dư Quốc gia của chính quyền Sài Gòn tại Đà Lạt.

Sáng 29/4, tại khu rừng cao su ở Dầu Giây (Đồng Nai), sĩ quan tham mưu Sư đoàn 304 và Ban chỉ huy Trung đoàn 66 họp phân công tác chiến cho từng đơn vị. NSNA Đinh Quang Thành đã tặng anh em tấm bản đồ Sài Gòn to bằng chiếc chiếu ghép lại từ 4 mảnh thay cho tấm bản đồ của đơn vị chỉ nhỏ bằng trang vở. Bản đồ này ông lấy từ Nhà Địa dư Quốc gia của chính quyền Sài Gòn tại Đà Lạt.

 Tại lễ xuất quân tiến vào đánh chiếm Dinh Độc lập ở Dầu Giây, Sư đoàn 304 đã trao lá cờ truyền thống cho Trung đoàn 66 anh hùng thuộc Binh đoàn thọc sâu của Quân đoàn II để cắm trên nóc Dinh Độc lập.

Tại lễ xuất quân tiến vào đánh chiếm Dinh Độc lập ở Dầu Giây, Sư đoàn 304 đã trao lá cờ truyền thống cho Trung đoàn 66 anh hùng thuộc Binh đoàn thọc sâu của Quân đoàn II để cắm trên nóc Dinh Độc lập.

 Sáng sớm ngày 30/4, các binh chủng xe tăng, bộ binh, xe pháo của Quân đoàn II từ đường 15 rẽ ngã tư Biên Hòa tiến vào đánh chiếm Sài Gòn trên xa lộ Sài Gòn - Biên Hòa.

Sáng sớm ngày 30/4, các binh chủng xe tăng, bộ binh, xe pháo của Quân đoàn II từ đường 15 rẽ ngã tư Biên Hòa tiến vào đánh chiếm Sài Gòn trên xa lộ Sài Gòn - Biên Hòa.

 Trên đường qua Thị Nghè, NSNA Đinh Quang Thành được nhân dân chạy theo tặng quà bằng cách nhét đầy thuốc lá và kẹo vào trong cổ áo. Đồng nghiệp của ông là trung úy Hứa Kiểm đứng trên chiếc xe sau đã chụp được tấm ảnh này.

Trên đường qua Thị Nghè, NSNA Đinh Quang Thành được nhân dân chạy theo tặng quà bằng cách nhét đầy thuốc lá và kẹo vào trong cổ áo. Đồng nghiệp của ông là trung úy Hứa Kiểm đứng trên chiếc xe sau đã chụp được tấm ảnh này.

 Xe tăng số hiệu 390 húc đổ cổng Dinh Độc lập cùng xe tăng 843 do Trung úy Bùi Quang Thận (người cắm cờ trên nóc Dinh Độc lập) tiến vào án ngữ ngay trước thềm Dinh.

Xe tăng số hiệu 390 húc đổ cổng Dinh Độc lập cùng xe tăng 843 do Trung úy Bùi Quang Thận (người cắm cờ trên nóc Dinh Độc lập) tiến vào án ngữ ngay trước thềm Dinh.

 Dinh Độc lập, hơn 100 binh sĩ bảo vệ Dinh cởi bỏ quần áo lính, buộc băng trắng trên tay đầu hàng Quân giải phóng.

Dinh Độc lập, hơn 100 binh sĩ bảo vệ Dinh cởi bỏ quần áo lính, buộc băng trắng trên tay đầu hàng Quân giải phóng.

 Những người chiến thắng trước thềm Dinh Độc lập vào giây phút lịch sử, giải phóng Sài Gòn. Từ trái sang phải: Trung úy Nguyễn Đăng Toàn, chỉ huy xe tăng 390 Trung úy Bùi Quang Thận, chỉ huy xe tăng 843; Trung sĩ Nguyễn Văn Tập, lái xe tăng 390; Chiến sĩ kéo pháo xe tăng 390.

Những người chiến thắng trước thềm Dinh Độc lập vào giây phút lịch sử, giải phóng Sài Gòn. Từ trái sang phải: Trung úy Nguyễn Đăng Toàn, chỉ huy xe tăng 390 Trung úy Bùi Quang Thận, chỉ huy xe tăng 843; Trung sĩ Nguyễn Văn Tập, lái xe tăng 390; Chiến sĩ kéo pháo xe tăng 390.

 Phụ nữ quận 4 mang hoa quả đặt trên hè phố để tặng bộ đội vào giải phóng thành phố.

Phụ nữ quận 4 mang hoa quả đặt trên hè phố để tặng bộ đội vào giải phóng thành phố.

 Thanh niên, sinh viên Sài Gòn - Gia Định mừng Lễ ra mắt Ủy ban Quân quản thành phố.

Thanh niên, sinh viên Sài Gòn - Gia Định mừng Lễ ra mắt Ủy ban Quân quản thành phố.

Minh Châu

Ảnh Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam cung cấp

Nguồn Znews: https://znews.vn/tong-tien-cong-va-noi-day-mua-xuan-1975-qua-ong-kinh-dinh-quang-thanh-post1547875.html
Zalo