Tổng thống Zelensky có còn hợp pháp khi nhiệm kỳ kết thúc?

Việc Ukraine không tổ chức bầu cử khi nhiệm kỳ tổng thống đã kết thúc vào ngày 20/5 đang làm dấy lên tranh cãi về tính hợp pháp của Tổng thống Zelensky, đồng thời đặt ra câu hỏi về tương lai chính trị của Ukraine.

Một nhiệm kỳ kết thúc

Ngày 21/4/2019, ông Zelensky chính thức đắc cử Tổng thống Ukraine. Là một diễn viên hài, ông Zelensky bước vào chính trường mà không có kinh nghiệm, nhưng lợi thế là một gương mặt mới đã giúp ông giành được lá phiếu của cử tri, những người kỳ vọng về một sự thay đổi lớn trong chính phủ.

Ông Zelensky trong ngày tuyên thệ nhậm chức. Ảnh: Getty Images.

Ông Zelensky trong ngày tuyên thệ nhậm chức. Ảnh: Getty Images.

Tổng thống Zelensky khi đó hứa sẽ mang lại hòa bình cho Ukraine, loại bỏ tận gốc tầng lớp tinh hoa tham nhũng và chỉ giữ chức tổng thống một nhiệm kỳ.

Tuy nhiên, năm 2022, việc ông Zelensky từ bỏ mọi biện pháp ngoại giao, nhượng bộ trước áp lực của phương Tây để chiến đấu với Moscow đã khiến xung đột kéo dài từ đó đến nay và dường như chưa có hồi kết.

Phần lớn đất nước Ukraine bị tàn phá, nền kinh tế suy thoái nghiêm trọng với GDP giảm 29,1% vào năm 2022, trong khi chính trị trong nước bị nạn tham nhũng hoành hành. Trên chiến trường, quân đội Ukraine đã phải hứng chịu tổn thất đáng kể. Cuộc sống của dân thường phải đối mặt với nhiều khó khăn.

Chính quyền của ông Zelensky đã không điều chỉnh các chiến lược và không đưa ra con đường rõ ràng dẫn đến hòa bình.

Chính quyền của ông Zelensky đã không điều chỉnh các chiến lược và không đưa ra con đường rõ ràng dẫn đến hòa bình.

Các nhà phê bình cho rằng trong nhiệm kỳ của mình, chính quyền của ông Zelensky đã không điều chỉnh các chiến lược và không đưa ra con đường rõ ràng dẫn đến hòa bình.

Tình hình trên thực địa rất nghiêm trọng khiến tinh thần binh sĩ xuống thấp và dân chúng mệt mỏi. Trong bối cảnh ấy, một tổng thống thiếu tính hợp pháp càng làm suy yếu niềm tin vào giới lãnh đạo.

Ông Serhiy Petrenko - nhà phân tích quân sự.

Khó khăn không chỉ dừng lại tại đó, nhà lãnh đạo Ukraine hiện còn bị cáo buộc tìm cách chiếm đoạt quyền lực. Do ông Zelensky nhậm chức vào tháng 5/2019 nên nếu không có tình trạng thiết quân luật, một cuộc bầu cử tổng thống đáng lẽ đã diễn ra ở Ukraine vào ngày 31/3/2024 và nhiệm kỳ của ông Zelensky sẽ kết thúc vào ngày 20/5.

Tương tự, nếu không có thiết quân luật, cuộc bầu cử Quốc hội đã được tổ chức vào ngày 29/10/2023, chấm dứt nhiệm kỳ của Quốc hội hiện tại được bầu vào tháng 7/2019.

Tuy nhiên, vào tháng 12/2023, ông Zelensky đã tuyên bố rằng sẽ không có cuộc bầu cử tổng thống hoặc bầu cử Quốc hội nào được tổ chức chừng nào tình trạng thiết quân luật vẫn còn hiệu lực. Tình trạng thiết quân luật được áp đặt sau khi bắt đầu cuộc xung đột với Nga vào tháng 2/2022 và đã nhiều lần được Quốc hội Ukraine gia hạn kể từ đó.

Theo trang Carnegie Politika của Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế (CEIP) có trụ sở tại Washington D.C, tranh cãi về tính hợp pháp của ông Zelensky khi tiếp tục tại vị sau ngày 20/5 xuất phát từ sự mơ hồ của luật pháp Ukraine.

Hiến pháp Ukraine quy định quyền lực của Quốc hội nước này phải được kéo dài cho đến khi hết tình trạng thiết quân luật, nhưng lại không có quy định rõ ràng tương tự về bầu cử tổng thống.

Các luật sư Ukraine chỉ ra rằng việc trong Hiến pháp không có cơ chế kéo dài nhiệm kỳ của tổng thống là một thiếu sót có chủ ý - nhằm giảm nguy cơ lạm dụng quyền lực. Trong khi đó, luật bầu cử Ukraine lại cấm tổ chức bầu cử trong thời gian thiết quân luật.

Tranh cãi về tính hợp pháp của ông Zelensky

Ở trong nước, việc ông Zelensky hết nhiệm kỳ đã làm dấy lên những tranh luận chính trị và bất ổn. Phe đối lập đã kêu gọi bầu cử ngay lập tức, cho rằng tính hợp pháp của chính phủ đang bị đe dọa.

Lãnh đạo phe đối lập Petro Poroshenko nói rằng người dân Ukraine xứng đáng có một chính phủ hoạt động trong khuôn khổ pháp lý và có sự ủy nhiệm rõ ràng từ cử tri. Tuy nhiên, việc tổ chức bầu cử trong thời chiến đặt ra những thách thức to lớn về an ninh và hậu cần. Phần lớn đất nước là các khu vực xung đột, khiến việc tiến hành các cuộc bầu cử tự do và công bằng gần như không thể thực hiện được. Hơn nữa, hàng triệu người Ukraine đã phải di tản ở trong nước hoặc ra nước ngoài, làm phức tạp thêm việc đăng ký và tham gia cử tri.

Có ý kiến cho rằng sau ngày 20/5, ông Zelensky sẽ trở thành quyền tổng thống và tiếp tục nắm quyền cho đến cuộc bầu cử tiếp theo. Tuy nhiên, những người phản đối lại giải thích luật theo cách lập luận rằng Chủ tịch Quốc hội Ukraine mới là người nên trở thành quyền tổng thống, theo quy định của Hiến pháp.

Chủ tịch Quốc hội Ukraine Ruslan Stefanchuk được coi là người có thể kế nhiệm ông Zelensky.

Chủ tịch Quốc hội Ukraine Ruslan Stefanchuk được coi là người có thể kế nhiệm ông Zelensky.

Không có gì đáng ngạc nhiên khi ông Zelensky không thích lựa chọn này. Ông Ruslan Stefanchuk, Chủ tịch Quốc hội hiện tại và là thành viên đảng Đầy tớ của Nhân dân thân Tổng thống Zelensky, đã công khai xác nhận rằng ông Zelensky sẽ giữ chức tổng thống cho đến khi cuộc bầu cử diễn ra.

Tuy nhiên, Quốc hội đã không còn chấp nhận ông Zelensky một cách chắc chắn như trước nữa. Ông Davyd Arakhamia, người đứng đầu đảng Đầy tớ của Nhân dân trong Quốc hội Ukraine, tuyên bố rằng sự đồng thuận chính trị đã sụp đổ sau khi nổ ra xung đột.

Trong khi đó, các chính trị gia đối lập như cựu Tổng thống Pyotr Poroshenko và lãnh đạo đảng Batkivshchyna, bà Yulia Timoshenko đã đưa ra sáng kiến thành lập nội các liên minh tập hợp các thành viên của lực lượng đối lập.

Các chính trị gia đối lập như cựu Tổng thống Pyotr Poroshenko và lãnh đạo Đảng Batkivshchyna, bà Yulia Timoshenko đã đưa ra sáng kiến thành lập nội các liên minh tập hợp các thành viên của lực lượng đối lập.

Các chính trị gia đối lập như cựu Tổng thống Pyotr Poroshenko và lãnh đạo Đảng Batkivshchyna, bà Yulia Timoshenko đã đưa ra sáng kiến thành lập nội các liên minh tập hợp các thành viên của lực lượng đối lập.

Hệ lụy đối với quan hệ quốc tế

Nhiệm kỳ của Tổng thống Ukraine Zelensky đã hết không chỉ là vấn đề trong nước mà còn gây ra những hậu quả đáng kể trong quan hệ quốc tế, khi Liên minh châu Âu, khu vực ủng hộ chính cho Ukraine trong cuộc xung đột với Nga, nhận thấy rằng họ đang ở một vị thế mong manh, còn Nga tuyên bố Moscow chưa bao giờ từ chối đối thoại với Ukraine nhằm tìm ra giải pháp hòa bình, nhưng sẽ chỉ đối thoại hay ký kết với một tổng thống hợp pháp.

Khả năng can dự của EU với Ukraine sẽ phụ thuộc vào tính hợp pháp của giới lãnh đạo nước này. Nếu không có nhiệm vụ rõ ràng, việc tiếp tục hỗ trợ và tham gia của EU có thể bị nghi ngờ về mặt pháp lý.

Liên minh châu Âu không thể ký kết hoặc hỗ trợ bất kỳ chủ đề nào nếu không có quyền lực chính trị. Họ sẽ vi phạm tội phản quốc nếu làm vậy.

Ông Ricardo Baretzky - Chủ tịch Trung tâm Chính sách và An ninh thông tin châu Âu.

Tuyên bố của ông Baretzky nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng của tình hình, cho thấy những hậu quả chính trị và pháp lý tiềm ẩn đối với Brussels nếu họ hợp tác với một nhà lãnh đạo đã hết nhiệm kỳ.

Tổng thống Vladimir Putin cho biết vấn đề về tính hợp pháp của ông Zelensky là điều mà hệ thống chính trị và pháp lý của Ukraine phải giải quyết, trước hết là Tòa án hiến pháp.

Tổng thống Vladimir Putin cho biết vấn đề về tính hợp pháp của ông Zelensky là điều mà hệ thống chính trị và pháp lý của Ukraine phải giải quyết, trước hết là Tòa án hiến pháp.

Về phía Nga, theo hãng thông tấn RIA Novosti, các quan chức Nga xem nhiệm kỳ 5 năm của Tổng thống Zelensky đã kết thúc và không công nhận ông Zelensky là tổng thống hợp pháp của Ukraine kể từ ngày 20/5/2024.

Tổng thống Vladimir Putin cho biết vấn đề về tính hợp pháp của ông Zelensky là điều mà hệ thống chính trị và pháp lý của Ukraine phải giải quyết, trước hết là Tòa án hiến pháp.

Đối mặt với những thách thức này, Tổng thống Ukraine Zelensky có rất ít lựa chọn. Một khả năng là tìm cách gia hạn nhiệm kỳ của ông thông qua sự chấp thuận của Quốc hội, với lý do hoàn cảnh bất thường của cuộc chiến. Tuy nhiên, cách tiếp cận này có thể sẽ gây tranh cãi khi bị coi là phá hoại các chuẩn mực dân chủ.

Một lựa chọn khác là ưu tiên thiết lập các điều kiện cho phép bầu cử diễn ra càng sớm càng tốt, song điều này sẽ liên quan đến việc đàm phán ngừng bắn hoặc đối phó với các mối đe dọa để tạo môi trường an toàn cho việc bỏ phiếu. Trong bối cảnh hiện tại, việc đạt được những thỏa thuận như vậy với Nga là điều cực kỳ khó khăn.

Nga tiếp tục giành ưu thế trên chiến trường

Trên chiến trường, quân đội Nga đang chiếm ưu thế khi phá vỡ các tuyến phòng thủ của Ukraine ở Donbass và tiến vào khu vực Kharkov, Đông Bắc Ukraine trong một chiến dịch mà Tổng thống Vladimir Putin nói là nhằm tạo ra vùng đệm để bảo vệ các khu vực biên giới Nga.

Dữ liệu của Viện Nghiên cứu Chiến tranh có trụ sở tại Mỹ cho thấy các đơn vị Nga đã giành 257 km2 lãnh thổ thuộc tỉnh Kharkov trong giai đoạn tấn công từ ngày 9 đến 15/5. Đây là bước tiến lớn nhất của Moscow kể từ cuối năm 2022.

Trên chiến trường, quân đội Nga đang chiếm ưu thế.

Trên chiến trường, quân đội Nga đang chiếm ưu thế.

Các đòn đánh dữ dội của Nga vào khu vực Đông Bắc đang khiến lực lượng vũ trang Ukraine rơi vào thế nguy ngập, phải chống đỡ vất vả vô cùng.

Trong khi đó tại mặt trận phía Nam Bakhmut, kênh RVvoenkory đưa tin ngày 21/5, theo giờ địa phương, các binh sĩ Nga đã chiếm cao điểm then chốt và kéo cờ Nga ở Kleshchiivka, hoàn thành việc đánh bại lực lượng Ukraine tại khu định cư này.

Các binh sĩ Nga đã chiếm cao điểm then chốt.

Các binh sĩ Nga đã chiếm cao điểm then chốt.

Tình hình trên chiến trường khó khăn đến mức Tổng thống Ukraine Zelensky đã phải hủy tham gia tất cả các sự kiện quốc tế, bao gồm cả chuyến thăm Tây Ban Nha, nơi ông dự kiến ký một thỏa thuận an ninh.

Trong một cuộc phỏng vấn với Reuters hôm 20/5, ông Zelensky cho rằng tình thế hiện nay của Ukraine là do các quyết định hỗ trợ quân sự cho Kiev đã được đưa ra chậm một năm.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu: “Nếu chúng tôi nhận được các hệ thống Patriot ngay từ đầu khi có rất ít máy bay không người lái hoạt động, khi họ sử dụng tên lửa và nhìn thấy tên lửa bị bắn hạ, họ sẽ hiểu rằng việc nhắm mục tiêu vào cơ sở hạ tầng năng lượng trên quy mô lớn là vô nghĩa. Sẽ không có bất kỳ sự cố mất điện nào, quan trọng hơn là chúng tôi đã có thể bảo vệ phần lớn công suất phát điện của mình. Nhưng trên thực tế, khi chúng tôi đạt được một bước tiến lớn thì trước đó lại có hai bước lùi”.

Để ngăn chặn các cuộc tấn công của Nga, Tổng thống Zelensky đã yêu cầu Mỹ cung cấp thêm hai hệ thống phòng không Patriot. Tuy nhiên, giới quan sát đánh giá rằng gói viện trợ quân sự mới của Mỹ dành cho Ukraine sẽ không đủ để giúp Kiev tạo ra sự thay đổi đáng kể trên chiến trường.

Hệ thống Patriot mà Ukraine đang yêu cầu Mỹ cung cấp thêm cũng không phải là loại vũ khí tốt nhất ở thời điểm hiện tại, khi Nga có thể phá hủy các bộ phận của hệ thống đắt đỏ trị giá 1,1 tỷ USD này bằng tên lửa Iskander và Zircon. Vào tháng 3, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu báo cáo rằng trong 3 tháng đầu năm 2024, Ukraine đã mất 5 bệ phóng Patriot.

Trong diễn biến có liên quan, Bộ Quốc phòng Nga ngày 21/5 cho biết quân khu miền Nam của nước này đã bắt đầu giai đoạn đầu của cuộc tập trận sử dụng vũ khí hạt nhân phi chiến lược. Trong giai đoạn này, quân đội Nga sẽ sử dụng hệ thống Iskander-M, có thể bắn tên lửa đạn đạo 9M723-1 hoặc tên lửa hành trình 9M728, cả hai đều có thể mang đầu đạn hạt nhân chiến thuật có sức công phá từ 5 kiloton đến 50 kiloton.

Cuộc tập trận cũng sẽ bao gồm việc trang bị vũ khí hạt nhân cho các tên lửa phóng từ trên không, bao gồm cả tên lửa siêu thanh Kinzhal hiện đại. Theo Bộ Quốc phòng Nga, trong cuộc tập trận, các máy bay sẽ thực hiện nhiệm vụ tuần tra được trang bị những tên lửa này.

Nga sẽ sử dụng hệ thống Iskander-M, có thể bắn tên lửa đạn đạo 9M723-1 hoặc tên lửa hành trình 9M728.

Nga sẽ sử dụng hệ thống Iskander-M, có thể bắn tên lửa đạn đạo 9M723-1 hoặc tên lửa hành trình 9M728.

Quân khu phía Nam nơi diễn ra cuộc tập trận bao gồm phần phía Nam của nước Nga thuộc châu Âu, chủ yếu nằm giữa Biển Đen và Biển Caspi, đồng thời bao gồm 19 khu vực, trong đó có bán đảo Crimea và 4 vùng Ukraine sáp nhập vào Nga năm 2022. Belarus, một đồng minh của Nga, cũng tham gia cuộc tập trận.

Các nhà phân tích an ninh cho rằng cuộc tập trận hạt nhân chiến thuật nêu trên được ông Putin thiết kế như một tín hiệu cảnh báo nhằm ngăn chặn phương Tây can thiệp sâu hơn vào cuộc chiến ở Ukraine, nơi phương Tây đã cung cấp vũ khí và thông tin tình báo cho Kiev.

Trong số ra ngày 7/5, tờ Vedomosti của Nga lưu ý rằng cuộc tập trận mang một thông điệp hạt nhân rõ ràng, điều chưa từng xảy ra trong chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine.

Trong bối cảnh hiện nay, con đường phía trước Ukraine và Tổng thống Zelensky có rất nhiều những điều không chắc chắn. Trước mắt, ông cần phải giải quyết việc nhiệm kỳ của mình đã hết hạn trong khi duy trì sự ổn định nội bộ và sự hỗ trợ quốc tế.

Về lâu dài, việc giải quyết xung đột với Nga vẫn là điều tối quan trọng. Điều này sẽ đòi hỏi những hành động cân bằng tinh tế và những quyết định chiến lược. Việc ông tiếp tục thúc đẩy “công thức hòa bình” gồm 10 điểm của mình, trong đó kêu gọi Nga rút quân khỏi lãnh thổ Ukraine, cũng như thành lập một tòa án để truy tố các quan chức hàng đầu của Nga vì phát động cuộc chiến, sẽ chỉ khiến khả năng đạt được giải pháp ngoại giao đi vào ngõ cụt. Nga đã nhiều lần bác bỏ đề xuất này vì cho rằng nó xa rời thực tế.

Nguồn Hà Nội TV: https://hanoionline.vn/video/tong-thong-zelensky-co-con-hop-phap-khi-nhiem-ky-ket-thuc-239325.htm
Zalo