Tọa đàm trực tuyến: Xây dựng môi trường làm việc không khói thuốc lá

Nội dung phòng, chống tác hại thuốc lá được đưa vào kế hoạch hoạt động hàng năm, đồng thời đưa quy định cấm hút thuốc lá tại nơi làm việc vào quy chế nội bộ của các cơ quan, đơn vị

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam nằm trong nhóm 15 nước có số người hút thuốc lá nhiều nhất trên thế giới. Mỗi năm có khoảng 40 nghìn người tử vong vì các bệnh liên quan đến thuốc lá và dự báo đến năm 2030, con số này có thể sẽ tăng lên tới 70.000 người tử vong một năm nếu các biện pháp phòng, chống tác hại thuốc lá không hiệu quả.

Trong khói thuốc có chứa tới 7000 hóa chất trong đó có 69 chất gây ung thư bao gồm chất gây nghiện và các chất gây độc như Nicotine, hắc ín, CO2, benzene…

Các đại biểu dự tọa đàm trực tuyến với chủ đề: "Thực hiện môi trường không khói thuốc trong công nhân viên chức lao động. Ảnh: Thế Huỳnh

Các đại biểu dự tọa đàm trực tuyến với chủ đề: "Thực hiện môi trường không khói thuốc trong công nhân viên chức lao động. Ảnh: Thế Huỳnh

Thuốc lá giết chết một nửa số người hút thuốc lá thường xuyên, trung bình cứ 6 giây có một người chết vì thuốc lá; 8 triệu người chết mỗi năm trong đó có 1 triệu người hút thuốc lá thụ động.

Hút thuốc lá gây ra hơn 70% số ca tử vong do ung thư phổi trên toàn cầu còn tại Việt Nam lên đến 97%. Số người chết vì các bệnh liên quan đến thuốc lá nhiều hơn tổng số người chết vì HIV/AIDS, lao phổi và sốt rét cộng lại.

Ước tính, hút thuốc lá làm giảm 12 năm tuổi thọ; Trung bình, cứ 3 người hút thuốc lá lại có 1 người chết sớm.

Thời gian qua các cấp công đoàn đã thành lập Ban chỉ đạo Phòng, chống tác hại của thuốc lá và hàng năm xây dựng Kế hoạch hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá. Đồng thời đưa nội dung phòng, chống tác hại thuốc lá vào kế hoạch hoạt động hàng năm, đưa quy định cấm hút thuốc lá tại nơi làm việc vào quy chế nội bộ của các cơ quan, đơn vị.

PGS-TS Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam, trả lời câu hỏi của bạn đọc tại tọa đàm trực tuyến. Ảnh: Thế Huỳnh

PGS-TS Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam, trả lời câu hỏi của bạn đọc tại tọa đàm trực tuyến. Ảnh: Thế Huỳnh

Môi trường không khói thuốc sẽ giúp cho người không hút thuốc giảm nguy cơ tiếp xúc thụ động với khói thuốc. Điều này đồng nghĩa với việc giúp họ tiết kiệm được chi phí khám chữa bệnh và giảm số ngày nghỉ ốm do các căn bệnh liên quan đến thuốc lá.

Môi trường làm việc không khói thuốc góp phần tạo ra nếp sống văn minh, lịch sự cho cán bộ, công chức, viên chức. Có một môi trường dễ chịu cho khách và những người tới thăm, thể hiện sự quan tâm tới sức khỏe, sự an toàn của nhân viên.

Ông Vũ Mạnh Tiêm, Phó Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn LĐ Việt Nam, Thành viên Ban Tư vấn Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá, trả lời câu hỏi của bạn đọc tại tọa đàm trực tuyến. Ảnh: Thế Huỳnh

Ông Vũ Mạnh Tiêm, Phó Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn LĐ Việt Nam, Thành viên Ban Tư vấn Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá, trả lời câu hỏi của bạn đọc tại tọa đàm trực tuyến. Ảnh: Thế Huỳnh

Để tiếp tục thực hiện nghiêm Luật Phòng, chống tác hại của thuốc, sáng 7-12, Báo Người Lao ĐộngQuỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề: "Thực hiện môi trường không khói thuốc trong công nhân viên chức lao động.

Khách mời là PGS-TS Phạm Thanh Bình - Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam

Ông Vũ Mạnh Tiêm, Phó Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn LĐ Việt Nam, Thành viên Ban Tư vấn Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá.

Hai khách mời đã trả lời 14 câu hỏi và thắc của bạn đọc. Buổi tọa đàm kết thúc lúc 10 giờ 45 phút cùng ngày.

Trân trọng cảm ơn các khách mời!

Sau đây là nội dung cụ thể các câu hỏi và trả lời trong buổi Tọa đàm trực tuyến:

Gửi câu hỏi Phỏng vấn trực tuyến

Gửi câu hỏi Phỏng vấn trực tuyến

Họ và tên

Email

Nội dung

Gửi

Ngọc Dung

Nguồn NLĐ: https://nld.com.vn/xay-dung-moi-truong-lam-viec-khong-khoi-thuoc-la-196231207084915666.htm
Zalo