Tọa đàm 'Định giá để kiểm soát giá sách giáo khoa như thế nào?'
Sách giáo khoa đã trở thành vấn đề 'nóng' trong vài năm gần đây. Việc xuất hiện nhiều đơn vị cùng tham gia công tác biên soạn và phát hành sách giáo khoa đã dẫn đến một số vấn đề gây nhiều tranh luận. Trong đó, giá sách theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 cao hơn giá sách Chương trình Giáo dục phổ thông 2000 khiến nhiều phụ huynh băn khoăn, lo lắng.
Tổng thuật
Diễn biến
Ngày 19.6.2023, Quốc hội đã thông qua Luật Giá 2023, có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7.2024, quy định sách giáo khoa do Nhà nước định giá.
Ngày 20.3, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 32/NQ-CP ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 686/NQ-UBTVQH15 ngày 18.9.2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát chuyên đề về việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Kế hoạch nhằm thống nhất chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương trong việc tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 686/NQ-UBTVQH15, tạo sự chuyển biến tích cực trong việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Theo đó, Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành văn bản hướng dẫn về phương pháp định giá sách giáo khoa, bảo đảm kiểm soát chặt chẽ chi phí xuất bản, phát hành để giảm giá sách giáo khoa; sửa đổi, bổ sung quy định về thực nghiệm, phê duyệt và lựa chọn sách giáo khoa.
Tọa đàm “Định giá để kiểm soát giá sách giáo khoa như thế nào?” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức nhằm trao đổi, ghi nhận ý kiến của các cơ quan chức năng, chuyên gia và nhà quản lý giáo dục về vấn đề nói trên.
Khách mời tham gia Tọa đàm có:
- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Thị Mai Hoa;
- Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách, GS.TS Hoàng Văn Cường;
- Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Thanh Đạm;
- Phó Tổng Biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Văn Tùng.
ĐBND
Mới nhất
Cũ nhất