Tòa án Trung Quốc đấu giá 100 tấn cá sấu sống nhưng không nhận ship

Một doanh nghiệp nuôi cá sấu ở Trung Quốc phá sản, buộc tòa án phải rao bán hộ hàng trăm con bò sát sống. Tuy nhiên, điều kiện đi kèm là người mua phải tự bắt, cân, vận chuyển số bò sát vừa mua được.

Tòa án Nhân dân Nam Sơn (Thâm Quyến, Trung Quốc) thông báo sẽ tổ chức phiên đấu giá trực tuyến 100 tấn cá sấu sống với giá khởi điểm bốn triệu nhân dân tệ (550.000 USD. (Nguồn: Vietnam+)

Tòa án Nhân dân Nam Sơn (Thâm Quyến, Trung Quốc) thông báo sẽ tổ chức phiên đấu giá trực tuyến 100 tấn cá sấu sống với giá khởi điểm bốn triệu nhân dân tệ (550.000 USD. (Nguồn: Vietnam+)

Tòa án Nhân dân Nam Sơn (Thâm Quyến, Trung Quốc) thông báo sẽ tổ chức phiên đấu giá trực tuyến 100 tấn cá sấu sống với giá khởi điểm bốn triệu nhân dân tệ (550.000 USD). Tuy nhiên, điều kiện đi kèm là người mua phải tự bắt, cân và vận chuyển số bò sát vừa mua được.

Thông báo về cuộc đấu giá bất thường này gây xôn xao dư luận vì quy mô và thách thức về mặt hậu cần.

Phiên đấu giá diễn ra trên nền tảng Đấu giá Tư pháp của Alibaba.

Đàn cá sấu này ban đầu thuộc sở hữu của Công ty Công nghiệp Cá sấu Hongyi, được thành lập vào năm 2005 bởi ông Mo Junrong.

Ông Mo từng được mệnh danh là “Thần Cá Sấu”của Trung Quốc và công ty của ông có vốn đăng ký hơn 50 triệu nhân dân tệ (khoảng 7 triệu USD).

Chúng bị tịch thu sau khi công ty không thể đáp ứng các nghĩa vụ tài chính, buộc tòa án phải tiến hành thanh lý tài sản.

 Những con cá sấu trong đợt đấu giá này là cá sấu Xiêm, một loài đã được đưa vào danh sách động vật hoang dã có thể nuôi thương mại và kinh doanh tại Trung Quốc từ năm 2003. (Nguồn: Vietnam+)

Những con cá sấu trong đợt đấu giá này là cá sấu Xiêm, một loài đã được đưa vào danh sách động vật hoang dã có thể nuôi thương mại và kinh doanh tại Trung Quốc từ năm 2003. (Nguồn: Vietnam+)

Phiên đấu giá chính thức bắt đầu vào ngày 10/3 và sẽ kéo dài đến ngày 9/5.

Cá sấu được xem là một loài mang lại lợi nhuận cao nhờ việc chúng được sử dụng trong hơn 100 sản phẩm, từ da, thịt cho đến các loại thuốc bổ, mỹ phẩm, và thậm chí là rượu.

Những con cá sấu trong đợt đấu giá này là cá sấu Xiêm, một loài đã được đưa vào danh sách động vật hoang dã có thể nuôi thương mại và kinh doanh tại Trung Quốc từ năm 2003.

Một con cá sấu Xiêm thường nặng từ 200 đến 500kg, do đó 100 tấn tương đương với khoảng 200 đến 500 con.

Người mua phải tự chịu mọi chi phí liên quan đến việc nhận hàng, bao gồm bắt, cân, xếp dỡ và vận chuyển cá sấu.

Thông báo đấu giá cũng quy định rằng người mua phải sở hữu giấy phép nuôi cá sấu, đồng thời có đủ cơ sở vật chất và khả năng vận chuyển để xử lý lô hàng lớn như vậy.

Nếu người mua không đáp ứng được một trong hai yêu cầu này sau khi mua, tòa án sẽ giữ lại khoản tiền đặt cọc 300.000 nhân dân tệ (41.000 USD) như một hình phạt cho việc không thực hiện cam kết.

Cho đến nay, hơn 4.000 người đã xem trang đấu giá, nhưng chưa ai đăng ký tham gia đấu giá trực tuyến.

Đây không phải lần đầu tiên tòa án cố gắng bán đấu giá số cá sấu này.

Vào tháng Một và tháng Hai, tòa án đã tổ chức hai phiên đấu giá với mức giá khởi điểm lần lượt là 5 triệu nhân dân tệ và 4 triệu nhân dân tệ, nhưng cả hai đều không thành công.

Phiên đấu giá trực tuyến này nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội và thu hút nhiều người bình luận.

Một người bình luận: “Thật đáng sợ. Không biết ai sẽ dám mua chúng nhỉ?”

Trong khi một người khác đùa: “Đây không phải việc dành cho người thường. Bạn sẽ cần cả một ngành công nghiệp để xử lý chúng.”

 Vụ đấu giá một chai Sprite thuộc sở hữu của một triệu phú phá sản ở Trung Quốc đã làm dấy lên tranh luận trực tuyến về việc liệu đây có phải là sự lãng phí nguồn lực tư pháp hay không. (Nguồn: Vietnam+)

Vụ đấu giá một chai Sprite thuộc sở hữu của một triệu phú phá sản ở Trung Quốc đã làm dấy lên tranh luận trực tuyến về việc liệu đây có phải là sự lãng phí nguồn lực tư pháp hay không. (Nguồn: Vietnam+)

Tháng Chín năm ngoái, Tòa án Nhân dân quận Đại Phong ở Diêm Thành, tỉnh Giang Tô, phía Đông Nam Trung Quốc, đã tổ chức đấu giá một chai Sprite thuộc sở hữu của một triệu phú phá sản.

Với mức giá trong các cửa hàng là 6 nhân dân tệ (0,6 USD), chai nước này được đưa ra đấu giá ở mức khởi điểm 4,2 nhân dân tệ. Vụ đấu giá này làm dấy lên tranh luận trực tuyến về việc liệu đây có phải là sự lãng phí nguồn lực tư pháp hay không.

(Vietnam+)

Nguồn VietnamPlus: https://www.vietnamplus.vn/toa-an-trung-quoc-dau-gia-100-tan-ca-sau-song-nhung-khong-nhan-ship-post1025361.vnp
Zalo