Tình thế khó xử
Hàn Quốc trong những tuần qua đã cho thấy một kế hoạch đầy tham vọng: tham gia vào chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ.
Hàn Quốc trong những tuần qua đã cho thấy một kế hoạch đầy tham vọng: tham gia vào chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ.
Ý định của Seoul tham gia vào chiến lược trên - như tuyên bố của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in trong tuần này tại cuộc họp báo chung với người đồng cấp Mỹ Donald Trump - được cho sẽ tăng cường năng lực của Mỹ và các đồng minh cho các chiến dịch ở biển Đông. Phát biểu của Tổng thống Moon tại Phủ Tổng thống mang ý nghĩa đặc biệt, nhất là khi Bắc Kinh xem chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là sáng kiến “kiềm chế” Trung Quốc.
Và thực tế cho thấy đây không phải là việc dễ dàng. Kế hoạch này đang từng ngày khoét sâu tình trạng tiến thoái lưỡng nan của nước này, trong bối cảnh Seoul đang cố gắng duy trì cân bằng giữa Mỹ- đồng minh an ninh với Trung Quốc - đối tác thương mại hàng đầu. Quyết định của Seoul, ủng hộ chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương có thể “chịu ảnh hưởng một phần từ sức ép của Nhà Trắng về việc chia sẻ gánh nặng”. Rõ ràng, với việc Tổng thống Trump đang từng bước xoa dịu căng thẳng thông qua việc gặp gỡ nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, Washington có lẽ đã đề nghị Seoul nỗ lực nhiều hơn để ủng hộ các nỗ lực của Mỹ nhằm thúc đẩy ổn định và cân bằng trong khu vực. Seoul có lẽ cũng suy xét rằng, Bắc Kinh đang ở vị thế yếu nên không thể trả đũa, do vướng vào cuộc chiến thương mại dai dẳng với Washington”.
Nhưng điều quan trọng cần phải nhớ là hiệp ước phòng thủ Mỹ-Hàn là “hiệp ước phòng thủ chung - chứ không phải chỉ bảo vệ riêng Hàn Quốc”. Trong nhiều thập kỷ qua, Mỹ “đã bố trí lực lượng và đưa ra các cam kết để bảo vệ Hàn Quốc trước hành động thù địch của Triều Tiên”. Và Trung Quốc “sẽ không hài lòng với Hàn Quốc nếu Seoul ngả chiều theo Mỹ.