Tỉnh thành nào nhỏ nhất miền Tây?
Địa phương này có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, diện tích nhỏ nhất trong số 13 tỉnh thành của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.
1. Tỉnh thành nào nhỏ nhất miền Tây?
0%
0%
0%
Tiền Giang
0%
Chính xác
Trong số 13 tỉnh thành của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, Cần Thơ có diện tích nhỏ nhất. Tổng diện tích tự nhiên của thành phố này khoảng 1.400km2.
Dẫu vậy, từ thời Pháp thuộc, Cần Thơ đã là thủ phủ của miền Tây Nam Bộ. Sau khi thống nhất đất nước, nơi đây vẫn là trung tâm kinh tế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Cần Thơ được nhân dân trong vùng gọi với tên Tây Đô, tức thành phố lớn của miền Tây.
Ngoài đặc trưng về địa lý giúp kết nối các tỉnh thành lân cận, Cần Thơ còn được biết đến như một đô thị sông nước. Hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt thuận tiện cho tàu thuyền di chuyển và phát triển nông nghiệp, cây ăn trái.
2. Đây cũng là tỉnh nhỏ nhất miền Nam, đúng hay sai?
Sai
0%
Đúng
0%
Chính xác
Cần Thơ, Vĩnh Long, Hậu Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu là 4 địa phương có diện tích dưới 2.000km2 ở vùng Nam Bộ. Trong đó, TP Cần Thơ nhỏ nhất với 1.440km2; Vĩnh Long nhỏ thứ hai với 1.525km2; tiếp đến là Hậu Giang với 1.622km2 và Bà Rịa - Vũng Tàu với 1.982km2.
Hiện nay, thành phố này có 9 đơn vị hành chính, gồm 5 quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Ô Môn, Cái Răng, Thốt Nốt và 4 huyện Cờ Đỏ, Phong Điền, Thới Lai, Vĩnh Thạnh.
3. Chợ nổi nào nổi tiếng ở Cần Thơ?
Cai Lậy
0%
Cái Răng
0%
Phụng Hiệp
0%
Long Xuyên
0%
Chính xác
Chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ) vốn hình thành từ đầu thế kỷ XX để phục vụ nhu cầu mua bán trong vùng. Ngày nay, chợ Cái Răng thường họp từ 5 giờ sáng, nhộp nhịp nhất là khoảng 6 - 8 giờ. Đây được xem là một trong ba chợ nổi lớn nhất miền Tây Nam Bộ. Từ nhiều năm nay, khu chợ này không chỉ là nơi buôn bán trái cây, lúa gạo của bà con mà còn thu hút du khách trong và ngoài nước.
4. Con sông lớn nhất nào chảy qua Cần Thơ?
Sông Tiền
0%
Sông Hậu
0%
Sông Ô Môn
0%
Sông Cần Thơ
0%
Chính xác
Sông Hậu là con sông lớn nhất chảy qua Cần Thơ với tổng chiều dài 65km, chiều rộng khoảng 1,6km. Tổng lượng nước sông Hậu đổ ra biển khoảng 200 tỷ mét khối, lượng phù sa khoảng 35 triệu mét khối mỗi năm. Sông Cần Thơ vừa có tác dụng tưới nước trong mùa cạn, vừa có tác dụng tiêu úng trong mùa lũ và có ý nghĩa lớn về giao thông.
Cũng chảy qua Cần Thơ, sông Cái Lớn dài 20km, có khả năng tiêu, thoát nước rất tốt. Bên cạnh đó, thành phố này còn có hệ thống kênh rạch dày đặc với 158 sông, là phụ lưu của 2 sông lớn là sông Hậu và sông Cần Thơ.
5. Địa phương này và tỉnh nào từng thuộc Hậu Giang?
Bạc Liêu
0%
0%
An Giang
0%
Vĩnh Long
0%
Chính xác
Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Hậu Giang, khi mới thành lập vào năm 1975, tỉnh Hậu Giang gồm thành phố Cần Thơ, thị xã Sóc Trăng và 12 huyện. Đến năm 1991, tỉnh Hậu Giang được chia thành hai tỉnh là Cần Thơ và Sóc Trăng. Cuối năm 2003, Quốc hội thông qua nghị quyết về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh. Theo đó, tỉnh Cần Thơ chia thành tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương.