Tinh thần dân tộc Lớn lao mà bình dị

Độc lập cho quốc gia, đó là giá trị cao cả đầu tiên bảo đảm cho quyền sống làm người, quyền được sống như một người tự do, thoát khỏi mọi ách nô lệ. Với Việt Nam, Ðộc lập cho quốc gia là điều kiện tiên quyết. Ðó cũng là điểm sáng đầu tiên của tinh thần dân tộc Việt Nam

Trong kháng chiến chống Mỹ, tôi là một trong hàng triệu thanh niên miền Bắc tình nguyện nhập ngũ, tình nguyện ra chiến trường, chiến đấu và phục vụ chiến đấu, làm bất cứcông việc gìmìnhđược phâncông, không tính toánhết, khôngđòihỏi gìhết. Tôinghĩđóchính làtinh thần tình nguyện, một trong nhữngđiểm sáng của tinh thần dântộc Việt Nam.

Ngày ấy, ngày 17-7-1966, trên Ðài Phát thanh Tiếng nói Việt Nam vang lên lời kêu gọi tha thiết và khẩn thiết của Chủ tịch Hồ Chí Minh:

Ảnh: hoàng triều

Ảnh: hoàng triều

"Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Ðến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!".

Không có gì quý hơn độc lập, tự do! Ðóchính làslogan của tinh thần dân tộc Việt Nam.

Tôi nói điều này như một người kháng chiến cũ, người đã thành nhà thơ nhờ những tháng năm đồng cam cộng khổ với nhân dân, người đã được bà con Nam Bộ chia sẻ từng bát cơm, hớp rượu, củ khoai nướng và tình yêu thương chân tình nhất, hào hiệp nhất. Tôi xin nói rằng chiến tranh đã khiến tôi cảm thấy mình gắn bó máu thịt với nhân dân mình, mình sống cùng sống - chết cùng chết với nhân dân mình. Và cam kết thầm lặng ấy đã theo tôi suốt đời, cho tới hôm nay, cho tới mãi những tháng ngày tôi còn sống. Ðó, phải chăng cũng là một nét của tinh thần dân tộc chúng ta, biết cưu mang và chia sẻ, biếtdânghiến và thủy chung. Tôi luôn giữ trong tâm hồn mình lòng biết ơn.

Bây giờ, mỗi khi gặp nhau, những người bạn trong kháng chiến chúng tôi vẫn nói nhiều về tình thương yêu của người dân đối với mình, về những kỷ niệm cảm động khi mình nhận được tình thương yêu che chở ấy. Những tình cảm của người dân với người lính Việt Cộng trong chiến tranh, đó chẳng phải là một nét cảm động của tinh thần dân tộc chúng ta hay sao?

Những giá trị của tinh thần dân tộc có thể rất lớn lao, có thể rất bình dị. Nếu không có cái tinh thần đẹp đẽ ấy thể hiện trong những việc bình dị hằng ngày, chúng ta làm sao vươn tới được những điều lớn lao cao cả.

Lại nhớ, khi Hoàng đế Quang Trung Nguyễn Huệ vàomùaxuânnăm Kỷ Dậu 1789 vừa hành quân thần tốc vừa tuyển quân dọc đường để bất ngờ đại quân xuất hiện ở cửa ngõ Thăng Long đúng mùng 5 Tết KỷDậu, thì lời Hịch xuất quân lại thể hiện mục đích cuộc chiến đấu: "Ðánh cho để dài tóc/ Ðánh cho để đen răng"...

Ðómụcđích giữcho phong tục, cho khí chất, cho văn hóangười Việtđược bảo toàntrọn vẹn. Bâygiờchúng ta gọiđógiữcho sựkhácbiệt, giữcho dântộc tính, giữcho văn hóaViệtđược xâydựng lêntừthời các Vua Hùng.

Từ Ðộc lập đến Tự do, đến Văn hóa, đó là con đường dân tộc Việt Nam phải đấu tranh, phải đổ máu qua nhiều thế hệ để giành lấy, giữ lấy và phát triển. Ðó cũng chính là sự xuyên suốt những giá trị tinh thần, những vẻ đẹp hồn hậu mà mãnh liệt của tâm hồn người Việt.

Bây giờ, khi Văn hóa được tôn vinh là giá trị tinh thần thiết cốt của dân tộc Việt, là tượng trưng cho sự khác biệt đẹp đẽ và đầy thu hút của một cộng đồng dân tộc thì qua những giá trị đãđược xáclập vềtưởng, đạođức vàphong cách của một người Việt Nam tiêubiểu làChủtịch HồChíMinh, thếgiới nhận ra giátrịcốt lõicủa tinh thần dântộc Việt Nam, đólòng yêunướcđãtrởthành truyền thống, đósựgiản dịđầy tựtin của một dântộc muốn làmbạn với cảthế giới, sự cởi mở, lòng trắc ẩn, tình nhân loại của một dân tộc mà kẻ thù cố vùi nhưng không dập được, cố bẻ mà không hề bị cong. Ðó là tinh thần của cây tre Việt Nam.

"Bây giờ

bổ nhát cuốc đào lên

lại gặp những niềm hy vọng cũ

những giấc mơ như chớp lửa

những rễ tre hóa thạch tự bao đời" (thơ Thanh Thảo - "Trường ca chân đất").

Bâygiờ, bênnhững lũy tre ngày xưa ấy, vẫn nghe vọng lên niềm ham muốn tột bậc của Bác Hồ:

"Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành".

Câu nói ấy đã đúc kết cả tinh thần và khát vọng của dân tộc Việt Nam suốt cả nghìn đời nay vàcho mãitới mai sau. Thực hiện được tinh thần đó, Việt Nam mình sẽ là quốc gia Hạnh phúc.

Thanh Thảo

Nguồn NLĐ: https://nld.com.vn/goc-nhin/tinh-than-dan-toc-lon-lao-ma-binh-di-20230106193618468.htm
Zalo