Tình báo Ukraine: Không có vũ khí hạt nhân Nga trên lãnh thổ Belarus

Bất chấp việc Moskva và Minsk khẳng định đã triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga trên lãnh thổ Belarus, tình báo Ukraine vừa bác bỏ điều này.

Cơ quan Tình báo nước ngoài Ukraine mới đây đã chính thức lên tiếng phủ nhận sự hiện diện của vũ khí hạt nhân chiến thuật và tên lửa đạn đạo Oreshnik của Nga trên lãnh thổ Belarus.

Cơ quan Tình báo nước ngoài Ukraine mới đây đã chính thức lên tiếng phủ nhận sự hiện diện của vũ khí hạt nhân chiến thuật và tên lửa đạn đạo Oreshnik của Nga trên lãnh thổ Belarus.

Giám đốc Cơ quan Tình báo nước ngoài Ukraine (SWR) - ông Oleg Ivashchenko đã đưa ra tuyên bố về điều này trong một cuộc trò chuyện với phóng viên ấn phẩm Ukrinform.

Giám đốc Cơ quan Tình báo nước ngoài Ukraine (SWR) - ông Oleg Ivashchenko đã đưa ra tuyên bố về điều này trong một cuộc trò chuyện với phóng viên ấn phẩm Ukrinform.

Theo ông Ivashchenko, Belarus hiện đã sở hữu máy bay chiến đấu và hệ thống tên lửa đạn đạo Iskander-M đủ khả năng mang đầu đạn hạt nhân chiến thuật. Mặc dù vậy tình báo Ukraine chưa nhận thấy việc đưa vũ khí hạt nhân từ Nga vào nước này.

Theo ông Ivashchenko, Belarus hiện đã sở hữu máy bay chiến đấu và hệ thống tên lửa đạn đạo Iskander-M đủ khả năng mang đầu đạn hạt nhân chiến thuật. Mặc dù vậy tình báo Ukraine chưa nhận thấy việc đưa vũ khí hạt nhân từ Nga vào nước này.

Bên cạnh đó, ông Ivashchenko cung cấp thêm thông tin về việc Belarus đang tích cực triển khai nâng cấp các địa điểm lưu trữ vũ khí hạt nhân từ thời Liên Xô, cho thấy ý định sẽ nhận từ Nga trong tương lai, mặc dù chưa có mốc thời gian cụ thể.

Bên cạnh đó, ông Ivashchenko cung cấp thêm thông tin về việc Belarus đang tích cực triển khai nâng cấp các địa điểm lưu trữ vũ khí hạt nhân từ thời Liên Xô, cho thấy ý định sẽ nhận từ Nga trong tương lai, mặc dù chưa có mốc thời gian cụ thể.

Cần nhắc lại vào tháng 12/2024, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã nhấn mạnh về sự xuất hiện trên lãnh thổ nước này ít nhất "vài chục đơn vị vũ khí hạt nhân chiến thuật" do Nga chuyển giao.

Cần nhắc lại vào tháng 12/2024, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã nhấn mạnh về sự xuất hiện trên lãnh thổ nước này ít nhất "vài chục đơn vị vũ khí hạt nhân chiến thuật" do Nga chuyển giao.

Ông Lukashenko cũng nói về ý định và sự sẵn sàng của Nga trong việc triển khai tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik tại Belarus, ở những căn cứ hạt nhân chiến lược cũ dưới thời kỳ Liên Xô. Mặc dù vậy theo ghi nhận của tình báo Ukraine, điều này vẫn chưa xảy ra.

Ông Lukashenko cũng nói về ý định và sự sẵn sàng của Nga trong việc triển khai tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik tại Belarus, ở những căn cứ hạt nhân chiến lược cũ dưới thời kỳ Liên Xô. Mặc dù vậy theo ghi nhận của tình báo Ukraine, điều này vẫn chưa xảy ra.

"Tổng thống Lukashenko từng nói vào cuối năm 2025 họ sẽ có tên lửa siêu thanh Oreshnik. Nhưng điều này chỉ là suy nghĩ viển vông bởi hiện tại chưa có gì xảy ra và không có khả năng vũ khí trên sẽ xuất hiện", Giám đốc SWR lưu ý.

"Tổng thống Lukashenko từng nói vào cuối năm 2025 họ sẽ có tên lửa siêu thanh Oreshnik. Nhưng điều này chỉ là suy nghĩ viển vông bởi hiện tại chưa có gì xảy ra và không có khả năng vũ khí trên sẽ xuất hiện", Giám đốc SWR lưu ý.

Những cuộc thảo luận công khai về việc Nga triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật trên lãnh thổ Belarus đã trở nên sôi động hơn khi Moskva cung cấp hệ thống tên lửa đạn đạo Iskander-M đầu tiên cho Minsk vào năm 2023.

Những cuộc thảo luận công khai về việc Nga triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật trên lãnh thổ Belarus đã trở nên sôi động hơn khi Moskva cung cấp hệ thống tên lửa đạn đạo Iskander-M đầu tiên cho Minsk vào năm 2023.

Quá trình trên đi kèm với những tuyên bố liên quan của Tổng thống Vladimir Putin. Theo Moskva, Minsk từ lâu đã mong muốn có một cơ hội như vậy và bản thân Điện Kremlin cũng có toan tính nhằm răn đe phương Tây, nhất là khi Mỹ đưa vũ khí hạt nhân tới sườn Đông NATO.

Quá trình trên đi kèm với những tuyên bố liên quan của Tổng thống Vladimir Putin. Theo Moskva, Minsk từ lâu đã mong muốn có một cơ hội như vậy và bản thân Điện Kremlin cũng có toan tính nhằm răn đe phương Tây, nhất là khi Mỹ đưa vũ khí hạt nhân tới sườn Đông NATO.

Vào tháng 4/2023, Bộ trưởng Quốc phòng Belarus cùng với người đồng cấp Nga đã công bố chương trình đào tạo các đơn vị vận hành hệ thống tên lửa đạn đạo Iskander-M và chuẩn bị cho việc tích hợp đầu đạn hạt nhân phi chiến lược.

Vào tháng 4/2023, Bộ trưởng Quốc phòng Belarus cùng với người đồng cấp Nga đã công bố chương trình đào tạo các đơn vị vận hành hệ thống tên lửa đạn đạo Iskander-M và chuẩn bị cho việc tích hợp đầu đạn hạt nhân phi chiến lược.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga khi đó là Đại tướng Sergei Shoigu còn tiết lộ về việc các chiến đấu cơ của Không quân Belarus đã có khả năng tấn công bằng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga khi đó là Đại tướng Sergei Shoigu còn tiết lộ về việc các chiến đấu cơ của Không quân Belarus đã có khả năng tấn công bằng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân.

Tới tháng 12/2024, hai tổng thống Vladimir Putin và Alexander Lukashenko đã ký một thỏa thuận về bảo đảm an ninh trong khuôn khổ Nhà nước Liên minh, quy định quyền sử dụng "mọi nguồn lực và phương tiện sẵn có" để bảo vệ chủ quyền và độc lập của quốc gia đối tác.

Tới tháng 12/2024, hai tổng thống Vladimir Putin và Alexander Lukashenko đã ký một thỏa thuận về bảo đảm an ninh trong khuôn khổ Nhà nước Liên minh, quy định quyền sử dụng "mọi nguồn lực và phương tiện sẵn có" để bảo vệ chủ quyền và độc lập của quốc gia đối tác.

Sau đó Thư ký Hội đồng An ninh Belarus - ông Alexander Volfovich, tuyên bố rằng nhà lãnh đạo nước này đã có "nút đỏ" cùng với "vali hạt nhân" của riêng mình.

Sau đó Thư ký Hội đồng An ninh Belarus - ông Alexander Volfovich, tuyên bố rằng nhà lãnh đạo nước này đã có "nút đỏ" cùng với "vali hạt nhân" của riêng mình.

Mặc dù vậy, nhận định trên bị đánh giá là thiếu tính thực tế, bởi không có bằng chứng hay dấu hiệu nào từ Nga cho thấy họ sẽ để Belarus toàn quyền sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật của mình, cho dù đang được triển khai trên lãnh thổ nước láng giềng.

Mặc dù vậy, nhận định trên bị đánh giá là thiếu tính thực tế, bởi không có bằng chứng hay dấu hiệu nào từ Nga cho thấy họ sẽ để Belarus toàn quyền sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật của mình, cho dù đang được triển khai trên lãnh thổ nước láng giềng.

Việt Dũng

Theo Ukrinform

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/tinh-bao-ukraine-khong-co-vu-khi-hat-nhan-nga-tren-lanh-tho-belarus-post612981.antd
Zalo