Từ năm 2003, nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp hàng trăm ngàn lượt hộ dân nơi đây có thêm động lực trong phát triển kinh tế, đặc biệt từ khi có Chỉ thị 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tín dụng chính sách xã hội. Cấp ủy, chính quyền các cấp ở Hà Giang xác định hoạt động tín dụng chính sách xã hội là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chương trình và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, ưu tiên bố trí vốn ngân sách địa phương để cho vay đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách khác.
Đảng ủy, Chính quyền và các Hội, Đoàn thể tham gia phiên giao dịch cho vay tại điểm giao dịch xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc
Hàng trăm ngàn hộ nghèo, gia đình chính sách tỉnh Hà Giang được vay vốn ưu đãi phát triển kinh tế
Gia đình chị Mua Mí Và, dân tộc Mông ở thôn Mã Pì Lèng, xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc vay vốn chương trình hộ nghèo nuôi bò, dê, gia đình có cơ hội thoát nghèo
Gia đình chị Lò Thị Thu Đông, dân tộc Lô Lô ở thôn Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc vay vốn chương trình hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn đầu tư làm bánh phở cho hiệu quả tốt
Có thêm vốn vay ưu đãi, gia đình chị Hoàng Thị Hiền, dân tộc Tày ở thị trấn Yên Bình, huyện Quang Bình có điều kiện mở rộng diện tích trồng nấm, cho giá trị kinh tế cao
Vốn vay giải quyết việc làm giúp gia đình chị Tải Thị Mai, dân tộc Pà Thẻn ở xã Tân Bắc, huyện Quang Bình có điều kiện mở duy trì, mở rộng nghề làm hàng thổ cẩm
Các Hội, Đoàn thể trao đổi thông tin với hộ vay tại điểm giao dịch xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc
Có thêm vốn vay ưu đãi, các thành viên Hợp tác xã thêu dệt thổ cẩm Lô Lô, thị trấn Mèo Vạc có điều kiện phát triển, giữ gìn nghề truyền thống
Vốn vay chương trình giải quyết việc làm giúp gia đình chị Nguyễn Thị Hiền ở xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc có điều kiện đầu tư làm nhà nghỉ du lịch cộng đồng cho hiệu quả tốt
Nhiều hộ đồng bào dân tộc Pà Thẻn ở xã Yên Thành, huyện Quang Bình được vay vốn ưu đãi đầu tư trồng, chăm sóc chè san tuyết
Trần Việt