Tiếp cận theo hướng toàn diện đối với người bệnh đái tháo đường
Ðái tháo đường là một trong những bệnh mạn tính phổ biến nhất trên thế giới, đang gia tăng nhanh chóng và trở thành một vấn đề sức khỏe chung của cộng đồng cần đặc biệt quan tâm. Các cơ quan quản lý liên quan căn bệnh này đã đưa ra hướng tiếp cận toàn diện cho những người không may mắc căn bệnh này.
Theo Hiệp hội phòng chống đái tháo đường (ÐTÐ) thế giới (IDF) ước tính hiện nay có khoảng hơn 537 triệu người trưởng thành độ tuổi 20-79 mắc bệnh ÐTÐ tương ứng 10,5% dân số, trong đó có hơn 6,7 triệu người chết do các nguyên nhân liên quan đến bệnh ÐTÐ; có 240 triệu người mắc bệnh mà không được chẩn đoán.
Cứ 24 giờ, trên thế giới lại có 3.600 trường hợp ÐTÐ mới được chẩn đoán, 580 người chết, 225 người bị cắt đoạn chi, 120 người bị suy thận giai đoạn cuối và 55 người bị mù do ÐTÐ.
Theo Hiệp hội phòng chống đái tháo đường (ÐTÐ) thế giới (IDF) ước tính hiện nay có khoảng hơn 537 triệu người trưởng thành độ tuổi 20-79 mắc bệnh ÐTÐ tương ứng 10,5% dân số, trong đó có hơn 6,7 triệu người chết do các nguyên nhân liên quan đến bệnh ÐTÐ; có 240 triệu người mắc bệnh mà không được chẩn đoán.
Nếu tốc độ gia tăng tiếp tục duy trì thì đến năm 2030, số người mắc bệnh sẽ tăng lên 643 triệu và 783 triệu vào năm 2045. Hơn 70% số người mắc ÐTÐ đang sống ở các nước thu nhập thấp và trung bình do sự tăng lên nhanh chóng của việc tiêu thụ thực phẩm giàu năng lượng, lối sống ít vận động. Tỷ lệ người béo phì ngày càng tăng trong khi lứa tuổi mắc bệnh ÐTÐ ngày càng trẻ hóa đang thật sự báo động.
Tại Việt Nam, những số liệu điều tra trên phạm vi toàn quốc trong thời gian qua cho thấy, tỷ lệ bệnh ÐTÐ có sự gia tăng theo xu hướng chung của thế giới.
Ðiều tra của Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2002 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ÐTÐ trên toàn quốc là 2,7% số dân. Sau 10 năm (năm 2012), tỷ lệ này đã tăng gấp hai lần, lên 5,4%. Kết quả khảo sát năm 2020 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh là 7,3% và tỷ lệ tiền ÐTÐ là 17,8%.
Ngoài ra, tỷ lệ người mắc ÐTÐ chưa được chẩn đoán tại Việt Nam hiện tại là hơn 60% và có hơn một nửa số người trưởng thành chưa bao giờ được làm xét nghiệm đường huyết. Ước tính cả nước hiện có hơn 7 triệu người bị ÐTÐ, nhưng có tới 55% số người mắc bệnh đã xuất hiện biến chứng về tim mạch, mắt, thần kinh, thận.
ÐTÐ là bệnh lý mạn tính, không lây nhiễm. Khi bệnh không kiểm soát được và theo thời gian sẽ gây tổn thương nghiêm trọng nhiều bộ phận của cơ thể, đặc biệt là dây thần kinh và mạch máu.
Tuy nhiên, có thể giảm tác động của căn bệnh này bằng cách thực hiện các biện pháp phòng ngừa, chẩn đoán sớm và chăm sóc thích hợp. Nếu không được kiểm soát kịp thời, bệnh có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, tăng nguy cơ tiến triển các bệnh đồng mắc liên quan như: nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy thận, mất thị lực, cắt cụt chi… và tăng tỷ lệ tử vong của người bệnh.
Bằng các nghiên cứu lâm sàng và can thiệp cộng đồng đã chứng minh bệnh ÐTÐ có thể phòng ngừa được bằng cách thực hiện chế độ dinh dưỡng, duy trì cân nặng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực.
Theo tổng kết của IDF, nếu phát hiện sớm, kiểm soát đường huyết và huyết áp tốt có thể giảm được từ hơn 30 đến gần 80% các biến chứng của bệnh ÐTÐ.
Chi phí điều trị bệnh cũng như các biến chứng của ÐTÐ rất tốn kém nhưng chỉ làm chậm sự tiến triển bất lợi mà không thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Không chỉ thế, chất lượng cuộc sống của người mắc ÐTÐ cũng bị ảnh hưởng rất nhiều vì phải tuân thủ chế độ điều trị, dinh dưỡng… và các vấn đề khác liên quan. Khi đã chẩn đoán xác định mắc ÐTÐ, người bệnh cần được quản lý, điều trị trong toàn bộ thời gian sống còn lại.
Theo tổng kết của IDF, nếu phát hiện sớm, kiểm soát đường huyết và huyết áp tốt có thể giảm được từ hơn 30 đến gần 80% các biến chứng của bệnh ÐTÐ.
Một số nghiên cứu cho thấy chỉ riêng việc lười vận động đã gây ra 7% gánh nặng của bệnh ÐTÐ ở khu vực châu Âu; thừa cân và béo phì chiếm khoảng 65-80% các trường hợp mới mắc bệnh ÐTÐ. Chế độ ăn nhiều rau, trái cây, cá, thịt gia cầm và ngũ cốc làm giảm nguy cơ ÐTÐ.
Trong khi đó, số lượng lẫn chất lượng của chất béo đều ảnh hưởng đến chuyển hóa glucose và sự nhạy cảm insulin. Thức ăn có nhiều chất béo gây rối loạn chuyển hóa glucose bằng nhiều cơ chế khác nhau như giảm khả năng gắn insulin vào thụ thể, gây rối loạn vận chuyển glucose...
Các yếu tố nguy cơ khác làm gia tăng ÐTÐ là: Lạm dụng rượu, bia; rối loạn lipid máu; tăng huyết áp (khoảng hai phần ba số người bệnh ÐTÐ có tăng huyết áp; cả hai bệnh ÐTÐ và tăng huyết áp đều làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim); hút thuốc lá; stress.
Theo Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn, bệnh ÐTÐ hoàn toàn có thể dự phòng được nếu chúng ta chú ý và quan tâm hơn nữa đến việc tập thể dục thường xuyên, ăn uống lành mạnh (giúp duy trì cân nặng, thể lực, giảm huyết áp và nguy cơ mắc các bệnh mạn tính); theo dõi, kiểm soát lượng đường máu (việc này rất cần thiết, đặc biệt với những người có yếu tố nguy cơ và đang được điều trị); kiểm soát các yếu tố nguy cơ (tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, tình trạng thừa cân béo phì); kiểm tra sức khỏe định kỳ, điều trị bệnh ÐTÐ ngay khi được chẩn đoán và tuân thủ phác đồ theo hướng dẫn.