Tiếng Nghệ, tiếng Thái 'vắt kiệt' IQ của các ông bố

Đến Nghệ An, bên cạnh cái nắng như 'cắn da cắn thịt', điều khiến các ông bố 'vã mồ hôi' không kém lại chính là ngôn ngữ.

Các bố con trên đồng cỏ (hình ảnh trong tập 10 của chương trình)

Các bố con trên đồng cỏ (hình ảnh trong tập 10 của chương trình)

Trong hành trình “trải nghiệm để thấu hiểu”, các ông bố bất ngờ gặp thử thách” tưởng dễ mà không dễ”: giải mã tiếng Nghệ giữa cái nắng 40 độ trên cánh đồng thu hoạch ngô. Những câu hỏi tưởng dễ mà hóa khó nhằn khiến khán giả không nhịn được cười trước loạt pha dịch “trật lất”.

Bố Neko Lê nghe câu “Ao ni su ri?” thì hồn nhiên đoán: “Ao này xấu thế hả?”, trong khi đáp án đúng là “Ao này sâu thế.”

Bố Trung Ruồi tự tin nhận câu “O ni du ai?”, rồi phân tích cực hùng hồn rằng “Cô này đẩy ai?”, khiến mọi người ôm bụng cười vì thực tế đó là: “Cô này con dâu nhà ai?”

Các bố con đi vào làng bằng xe trâu

Các bố con đi vào làng bằng xe trâu

Chỉ duy nhất bố Duy Hưng “ghi điểm tuyệt đối” khi dịch đúng câu: “Mô rú mô khe mô nỏ chộ” thành “Núi đâu, khe đâu, sao chẳng thấy?”

Những phút “căng não” với tiếng Nghệ chưa kịp nguôi thì các ông bố tiếp tục được “đưa vào mê cung ngôn ngữ” khi đến bản Hoa Tiến. Tại đây, thử thách mới buộc họ phải giải mật thư viết bằng tiếng Thái cổ để tìm được căn nhà sàn sẽ nghỉ lại.

Không còn là phiên dịch, lần này các ông bố phải đóng vai “nhà giải mã ngôn ngữ cổ”, chỉ với những ký tự kèm phiên âm miêu tả đặc điểm căn nhà bằng tiếng Thái:

Bố Neko Lê nhận mật thư: “Có mi, pá nóng, có xó”. Anh bối rối: “Chắc đọc từ trái sang phải hả? Hay ngược lại?” rồi phải nhờ các cô gái trong bản giúp dịch: “Nhà có cây mít, có ao cá, có cây xoài”.

Link tập 10

Bố Trung Ruồi gặp câu “Có nám ngược, có xó, có cài”, sau hồi nhờ vả cuối cùng mới suy luận thành công: “Nhà em có cây vải, cây xoài và cây có gai.”

Bố Duy Hưng lúng túng mãi không giải nổi mật thư, thậm chí còn dự đoán “bố con mình tối nay chắc phải ngủ ngoài đường.” Cuối cùng, nhờ sự giúp đỡ của một bà lão, anh xác định được: nhà có đống rơm và cây xoài.

Bố Hoàng Trung là người cuối cùng xác định được chỗ ở, trùng hợp thay, anh ở cùng nhà với bố Trung Ruồi và bé Dứa.

Sau những phút “vật vã” tìm nhà, các bố con được sắp xếp nghỉ lại trong những căn nhà sàn truyền thống của người Thái, nơi không chỉ là chỗ ở mà còn là không gian văn hóa đầy bản sắc.

Neko Lê chia sẻ: “Lần này các bé không còn e ngại khi nhận nhà như những tập đầu nữa. Có vẻ thích thú hơn, chắc tại mấy ngôi nhà ở đây rộng”.

Bố Duy Hưng và bố Hoàng Trung loay hoay nhờ dịch tiếng Thái để tìm nhà

Bố Duy Hưng và bố Hoàng Trung loay hoay nhờ dịch tiếng Thái để tìm nhà

Tập 10 của “Bố ơi mình đi đâu thế?” không chỉ khiến khán giả bật cười vì sự “bất lực ngôn ngữ” của các ông bố mà còn truyền tải tinh tế giá trị của việc lắng nghe - học hỏi - hòa nhập với văn hóa địa phương.

Từ tiếng Nghệ đặc trưng cho đến tiếng Thái cổ, mỗi ngôn ngữ đều là chiếc chìa khóa mở ra hành trình hiểu và yêu hơn mảnh đất mình đặt chân đến.

Bố ơi mình đi đâu thế? 2025 do Ban Văn hóa- Giải trí (VTV3), Đài Truyền hình Việt Nam cùng Công ty TV Hub phối hợp thực hiện, phát sóng lúc 21hthứ Hai hng tuần trên VTV3, từ ngày 19.5.2025.

THÙY TRANG; ảnh: NSX

Nguồn Văn hóa: http://baovanhoa.vn/giai-tri/tieng-nghe-tieng-thai-vat-kiet-iq-cua-cac-ong-bo-154969.html
Zalo