4 bệnh nhi ghép tủy thành công tại Huế

Bệnh viện Trung ương Huế mới tổ chức lễ xuất viện cho 4 bệnh nhi đặc biệt, trong đó có 3 em nhỏ được ghép tủy đồng loại điều trị Thalassemia và một bé hoàn tất ca ghép tủy tự thân (ca ghép tủy tự thân thứ 50).

Ca ghép tủy tự thân thứ 50 là bé T.T.D. (5 tuổi,trú tạiLâm Đồng), được chẩn đoán mắc u nguyên bào thần kinh nguy cơ cao. Sau khi điêùtrị tấn công có đáp ứng một phần, cháu được ghép tế bào gốc tự thân vào ngày 6/5/2025. Tiểu cầu và bạch cầu hạt phục hồi sau 28 ngày.

Ba ca ghép tủy đồng loạilà: bé B.T.D. (9 tuổi, người dân tộc Mường, trútại Kon Tum) mắc HbE/Beta-Thalassemia từnăm 6 tuổi.Bé D ghép tủy từ người anh ruột phù hợp HLA vào ngày 19/5/2025. Tiểu câùvà bạch cầu phục hồi tốt vào ngày thứ 17 sau ghép.Đây là ca ghép đồng loại thứ 8 tại bệnh viện Trung ương Huế.

Các bác sĩ thực hiện ghép tủy đồng loại cho bệnh nhi

Ca ghép đồng loại thứ 9 là bé N.H.H. (2 tuổi,trú tạiBắc Giang), mắc alpha-thalassemia từ sau sinh. Dù người cho là anh trai 7 tuôỉcũng mang gen bệnh và có bất đồng nhóm máu, bệnh viện đã ứng dụng kỹ thuật dunghòa miễn dịch, giúp tiểu cầu và bạch cầu phục hồi.

Ca ghép thứ 10 là bé L.N.H. (10 tuổi, trú tại Đà Nẵng), phụ thuộc truyền máu từ khi 7 tháng tuổi, dẫn đếncắt lách và gan to. Mặc dù có nhiều yếu tố nguy cơ, nhưng cháu được xác nhậnphù hợp HLA hoàn toàn với em gái và đã được ghép thành công. Đây là ca ghép bấtđồng nhóm máu thứ hai. Dù gặp biến chứng nhiễm trùng huyết, cháu đã hồi phụchoàn toàn với tiểu cầu và bạch cầu hạt.

Bệnh viện Trung ương Huế đã tiến hành 60 ca ghép tủy thành công ở trẻ em

GS.TS. Phạm Như Hiệp – Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, chỉtrong vòng 10 tháng kể từ ca ghép tế bào gốc đồng loại đầu tiên vào tháng9/2024, bệnh viện đã thực hiện thành công 10 ca ghép đồng loại. Đặcbiệt, trong số này có hai trường hợp ghép bất đồng nhóm máu – kỹ thuật dung hoàmiễn dịch được áp dụng lần đầu tiên tại Việt Nam, giúp tối ưu hóa chất lượng tếbào gốc thu được và nâng cao tỷ lệ thành công sau ghép.

Với những ca ghép bất đồng nhóm máu, bệnh viện không cần thiết phải gạntách hồng cầu – vốn làm suy giảm hiệu quả tế bào gốc – mà thay vào đó là thựchiện phương pháp truyền nhỏ giọt nhóm máu của người cho vào cơ thể người nhận,với lượng tăng dần theo từng ngày, giúp giảm hiệu giá kháng thể. Khi hiệu giánày xuống dưới mức 1/32, việc gạn tách không còn cần thiết, giúp bảo toàn số lượngtế bào gốc.

Từ khi bắt đầu thực hiện kỹ thuật ghép tủy vào tháng 11/2019, Bệnhviện Trung ương Huế đã tiến hành 60 ca ghép tủy thành công ở trẻ em; trong đó gồm 50ca ghép tủy tự thân cho các bệnh lý u đặc (như u nguyên bào thần kinh, u nguyênbào võng mạc di căn, Lymphoma non-Hodgkin tái phát) và 10 ca ghép tủy đồng loạicho bệnh lý tan máu bẩm sinh Thalassemia.

Ghép tế bào gốc là kỹ thuật y học hiện đại, mang tính đột phá trong điều trịnhiều bệnh lý về máu và ung thư, giúp trẻ chấm dứt sự lệ thuộc vào truyền máu,đồng thời kéo dài sự sống cho các ca mắc u ác tính. Trong thời gian tới, Bệnhviện Trung ương Huế sẽ tiếp tục phát triển và hoàn thiện kỹ thuật này, với mụctiêu mang lại cơ hội sống cho nhiều bệnh nhi mắc các bệnh lý trên trong toàn quốc.

Thùy Nhung

Nguồn Pháp Luật VN: https://baophapluat.vn/4-benh-nhi-ghep-tuy-thanh-cong-tai-hue.html
Zalo