Tiền thù lao cho người bảo tồn tiếng dân tộc thiểu số ở Bắc Giang là thế nào?

Nghị quyết số 71/2024/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang ban hành các chính sách hỗ trợ bảo tồn và phát huy tiếng dân tộc thiểu số giai đoạn 2024-2030. Theo nghị quyết này, người tham gia truyền dạy tiếng, ngoài được tiền mua trang phục còn được chế độ tiền thù lao.

 Tập huấn “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Sơn Động (Bắc Giang).

Tập huấn “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Sơn Động (Bắc Giang).

Hỏi:

Tôi là người truyền dạy tiếng dân tộc thiểu số, muốn tham gia chương trình hỗ trợ bảo tồn tiếng dân tộc thiểu số theo Nghị quyết 71/2024/NQ-HĐND của tỉnh Bắc Giang. Xin hỏi, tôi có đủ điều kiện không? Nếu đủ, các quyền lợi và thủ tục cần thực hiện là gì?

Hoàng Thị Thành (huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang)

Trả lời

Theo Nghị quyết số 71/2024/NQ-HĐND ngày 08/10/2024 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang, bạn có thể được hỗ trợ nếu đáp ứng các điều kiện sau:

Điều kiện hỗ trợ

+ Người truyền dạy: Có tên trong Biểu phân công nhiệm vụ truyền dạy kèm theo Quyết định mở lớp học của đơn vị tổ chức lớp học.

+ Hoạt động truyền dạy: Thực hiện đúng chương trình được phê duyệt bởi UBND tỉnh.

+ Hồ sơ hợp lệ: Nộp đầy đủ hồ sơ đúng thời hạn.

Quyền lợi:

- Hỗ trợ tài chính:

Tiền mua trang phục dân tộc: 800.000 đồng/người/bộ trang phục (các dân tộc khác); 5.000.000 đồng/bộ (nữ dân tộc Dao).

- Tiền thù lao: 300.000 đồng/buổi truyền dạy (5 tiết/buổi cho tiểu học, 4 tiết/buổi cho cấp trung học cơ sở và lớp học cộng đồng).

Hỗ trợ cho người học: Cấp phát miễn phí tài liệu truyền dạy tiếng dân tộc thiểu số.

Hỗ trợ cho thôn: 2.500.000 đồng/thôn để mua sắm bảng viết phục vụ lớp học.

Trải nghiệm hái chè tại bản Ven, xã Xuân Lương (huyện Yên Thế, Bắc Giang)

Trải nghiệm hái chè tại bản Ven, xã Xuân Lương (huyện Yên Thế, Bắc Giang)

Thủ tục để được hỗ trợ

- Hồ sơ:

+ Đơn đề nghị hỗ trợ người truyền dạy (theo mẫu số 01).

+ Quyết định mở lớp học và danh sách phân công nhiệm vụ.

- Nộp hồ sơ

+ Đối với lớp học cộng đồng: Nộp tại UBND cấp xã.

+ Đối với lớp học trường học: Nộp tại văn phòng trường.

- Xét duyệt: UBND cấp xã hoặc đơn vị tổ chức lớp học kiểm tra hồ sơ, tổng hợp và trình lên Ban Dân tộc tỉnh để thẩm định.

Phương thức hỗ trợ

+ Trước 10 ngày làm việc, tính đến ngày khai giảng lớp học tiếng dân tộc thiểu số, đơn vị tổ chức lớp học tiếng dân tộc thiểu số tổng hợp danh sách người học và gửi văn bản đề nghị hỗ trợ (kèm theo Quyết định mở lớp học tiếng dân tộc thiểu số và danh sách người học) đến Ban Dân tộc.

+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị hỗ trợ của đơn vị tổ chức lớp học tiếng dân tộc thiểu số, Ban Dân tộc thực hiện bàn giao tài liệu cho đơn vị tổ chức lớp học tiếng dân tộc thiểu số để đơn vị tổ chức lớp học tiếng dân tộc thiểu số cấp phát tài liệu cho người học và lập bảng kê danh sách người học nhận tài liệu (theo Mẫu số 03 tại Phụ lục kèm theo Nghị quyết) gửi về Ban Dân tộc để theo dõi, quản lý.

Lưu ý:

+ Trách nhiệm của người truyền dạy: Phải hoàn thành đầy đủ các nhiệm vụ theo phân công và tuân thủ chương trình học chính thức.

+ Giám sát và nghiệm thu: Lớp học sẽ được giám sát thường xuyên và nghiệm thu theo đúng quy trình.

Cam kết sử dụng đúng mục đích: Người nhận hỗ trợ phải cam kết sử dụng tiền hỗ trợ đúng mục đích.

+ Thời gian thực hiện: Nghị quyết có hiệu lực từ ngày 01/11/2024 đến hết ngày 31/12/2030.

Hoàng Đan

Nguồn Phụ Nữ VN: https://phunuvietnam.vn/tien-thu-lao-cho-nguoi-bao-ton-tieng-dan-toc-thieu-so-o-bac-giang-la-the-nao-20241214175613359.htm
Zalo