Tiến sĩ Hoàng Anh Duy: Thầy cô vẫn là nhân tố vô cùng quan trọng để giúp sinh viên 'học hiểu'

Tiến sĩ Hoàng Anh Duy chia sẻ về 5 vấn đề được phóng viên Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, Báo Tiền Phong đưa ra. Đây cũng là những vấn đề được nhiều bạn đọc quan tâm muốn chúng tôi gửi tới các nhân vật khách mời trong loạt bài kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) năm nay.

Đúng là vì thực tế không phải chỉ ở giảng đường, mà thậm chí ở trong cuộc sống, mọi người ngồi nói chuyện với nhau và đi chơi cùng nhau, ta vẫn thấy cảnh mỗi người cầm một chiếc điện thoại và tập trung vào đó. Cũng có thể thấy đâu đó cảnh trên lớp, các bạn sinh viên tập trung vào các thiết bị thông minh và chưa tập trung cao vào bài giảng hay thầy cô và bạn bè.

Tuy nhiên, đó không phải là tất cả trong bức tranh hiện tại. Ta vẫn thấy có những cảnh các bạn sinh viên sử dụng các thiết bị thông minh để tận dụng nó tìm kiếm thông tin, trao đổi, chia sẻ tài liệu để cùng làm bài tập. Ngày xưa, các bạn phải đợi đến lớp hoặc gọi điện thoại cho nhau, cho thầy cô để trao đổi, hỏi bài. Nhưng nay, các bạn có thể sử dụng mạng xã hội, các thiết bị thông minh để kết nối và trao đổi ngay, nhanh, tiện lợi, chủ động hơn. Việc học theo tín chỉ cũng khiến các bạn phải chủ động, năng động hơn để hòa nhập vào một môi trường mới, có nhiều bạn ở nhiều lớp khác nhau, cũng giúp các bạn lại có thêm những người bạn mới, học những điều mới.

Tiến sĩ Hoàng Anh Duy từng học tại Trường Đại học Ngoại thương; Đại học Leicester (Anh quốc); Đại học Tổng hợp Bang California, Fullerton (CSUF) (Mỹ)…

Tiến sĩ Hoàng Anh Duy từng học tại Trường Đại học Ngoại thương; Đại học Leicester (Anh quốc); Đại học Tổng hợp Bang California, Fullerton (CSUF) (Mỹ)…

Bản thân thầy cô cũng phải hòa nhập tốt hơn, thay đổi theo hướng năng động hơn, cập nhật hơn để chuẩn bị bài giảng phù hợp cho các lớp tín chỉ với nhiều đối tượng sinh viên khác nhau, chủ động cập nhật cách kết nối với các bạn để trao đổi thông tin, giao bài tập hay hướng dẫn học tập, chia sẻ tài liệu.

Theo quan sát cá nhân và tìm hiểu qua những người bạn Nhật Bản của mình thì việc gần gũi, thậm chí chia sẻ như những người thân trong gia đình, giữa thầy và trò ở Nhật sẽ không giống ở Việt Nam. Ở Nhật thì giảng viên công khai giờ mình có thể tiếp sinh viên tại phòng nghiên cứu, các bạn sinh viên có thể gặp thầy cô trên lớp hoặc tại văn phòng để trao đổi các vấn đề học tập, chuyên môn.

Còn đối với người Anh, theo nghiên cứu của Hofstede, “khoảng cách quyền lực” ở Anh là 35 thấp hơn Nhật Bản (54) và Việt Nam (70) và điều này cũng được thể hiện rõ khi thầy trò tương tác với nhau. Ở đây các bạn sinh viên người Anh nói riêng hay các nước có khoảng cách quyền lực thấp nói chung cũng coi thầy cô như những người bạn và thẳng thắn trao đổi, chia sẻ quan điểm hoặc tranh luận với thầy cô nhiều hơn. Nhưng ở đây, tính tự lập của mọi người rất cao, từ thể chất đến tinh thần nên ngoài các vấn đề về học tập và quan điểm trên lớp, cá nhân mình ít thấy các bạn sinh viên chia sẻ các vấn đề cá nhân với thầy cô. Cá nhân mình thấy mỗi đặc điểm văn hóa đều có những cái hay riêng và quan trọng nhất là sự phù hợp bối cảnh.

Có một điều khá thú vị là các bạn người Nhật và người Anh của tôi rất ngạc nhiên khi ở Việt Nam có ngày 20/11 và học trò chúc mừng và bày tỏ lòng biết ơn tới thầy cô, thăm lại các thầy cô giáo cũ, ôn lại các kỷ niệm, ở nước các bạn không có ngày này.

“Cá nhân tôi thấy sự gần gũi giữa thầy cô và sinh viên Việt vẫn là nhiều nhất so với Anh hay Nhật” - TS Hoàng Anh Duy chia sẻ.

Thực tế thì sinh viên ở trường nào hay ở đâu thì cũng đều có rất nhiều năng lượng của tuổi trẻ, của sự nhiệt huyết và ham học hỏi, mong muốn được tiến lên, làm được nhiều việc hơn và tinh thần đổi mới sáng tạo rất cao.

Tiến sĩ Hoàng Anh Duy từng đạt Giải Quán quân người dẫn chương trình truyền hình toàn quốc – Giải Én vàng 2009, được nhận nhiều bằng khen, chứng nhận từ các tổ chức uy tín trong nước và quốc tế.

Tiến sĩ Hoàng Anh Duy từng đạt Giải Quán quân người dẫn chương trình truyền hình toàn quốc – Giải Én vàng 2009, được nhận nhiều bằng khen, chứng nhận từ các tổ chức uy tín trong nước và quốc tế.

Trong những năm gần đây, tôi thấy các bạn sinh viên có tính chủ động rất cao thông qua việc các bạn chủ động liên hệ mời tôi làm thành viên Ban giám khảo hay cố vấn, khách mời, diễn giả trong các cuộc thi, sự kiện do chính các bạn tổ chức. Hay trong hoạt động sinh viên nghiên cứu khoa học, trước đây, các bạn sẽ đợi phân công giảng viên hướng dẫn từ nhà trường, thì nay các bạn đã chủ động liên hệ thầy cô từ lúc lên ý tưởng và đề tài nên sẽ vừa có nhiều thời gian làm việc, vừa trao đổi trực tiếp để sinh viên và thầy cô hiểu nhau, cùng đào sâu vấn đề nghiên cứu. Có những bạn cũng bày tỏ với tôi về định hướng sắp tới và mong muốn của các bạn như dự định xin học bổng, dự định sẽ đi du học hay dự định thực tập sinh ở đâu đó. Mỗi lần như vậy, tôi sẽ rất mừng nếu chia sẻ được với các bạn những lời khuyên, hay những kinh nghiệm cá nhân để giúp được các bạn một phần nhỏ nào đấy.

Những mong ước của Thầy Cô không nằm ở đâu xa mà cũng chỉ là dành cho sinh viên.

Thời sinh viên và tuổi trẻ, ai cũng chỉ được trải qua một lần thôi và sẽ không quay trở lại được. Vì vậy, mong các em đừng bỏ phí quãng thời gian này, có lẽ là quãng thời gian đẹp nhất của đời người. Hãy tận dụng thời gian và sức trẻ của mình để học những điều mình thích và cần thiết cho mình sau này, hãy trải nghiệm và tranh thủ rèn luyện cả các kỹ năng mềm, để sau này khi ra trường sẽ hòa nhập được nhanh chóng hơn, thuận lợi hơn.

Tôi cũng mong ước các em sinh viên hãy bản lĩnh để không bị lệ thuộc vào mạng xã hội, vào các thiết bị cầm tay, hãy tập trung tối đa cho các giờ học trên lớp. Những giờ học tập trung cũng là món quà ý nghĩa mà các em gửi đến Thầy Cô.

TS. Hoàng Anh Duy cho rằng để giảng viên và sinh viên hiểu nhau thì phải đến từ 2 phía!

Tôi tin rằng không khó để rút ngắn khoảng cách giữa giảng viên - sinh viên nếu chúng ta thực sự trân trọng điều đó và cùng hướng đến giá trị Tôn Sư Trọng Đạo - một điều rất tốt đẹp trong văn hóa Việt Nam. Bên cạnh việc Thầy Cô lắng nghe từ sinh viên thì sinh viên cũng cần hiểu Thầy Cô mong muốn mình thế nào. Việc tập trung tiếp thu những điều mà Thầy Cô chia sẻ chính là việc khiến các Thầy Cô thực sự hạnh phúc và tự hào về nghề mà mình lựa chọn.

Bên cạnh đó, tuy các mô hình, công cụ học tập đa dạng nhưng có những thứ mà công nghệ hay AI không thể thay thế, đó là sự thấu hiểu hay cảm xúc. Những lúc tâm trạng học tập thay đổi, căng thẳng trong học tập hay cuộc sống thì máy móc thiết bị khó có thể hiểu bạn. Lúc này, thầy cô và sinh viên đều cần phải chủ động giao tiếp qua các kênh để qua đó hiểu nhau hơn, sự kết nối sẽ tốt hơn.“Từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau, thậm chí có trợ lý AI nên các bạn không cần phải "nhớ", nhưng chưa chắc đã hiểu. Thầy cô sẽ giúp các bạn đi từ học nhớ sang học hiểu”.“Từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau, thậm chí có trợ lý AI nên các bạn không cần phải "nhớ", nhưng chưa chắc đã hiểu. Thầy cô sẽ giúp các bạn đi từ học nhớ sang học hiểu”.“Từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau, thậm chí có trợ lý AI nên các bạn không cần phải "nhớ", nhưng chưa chắc đã hiểu. Thầy cô sẽ giúp các bạn đi từ học nhớ sang học hiểu”.“Từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau, thậm chí có trợ lý AI nên các bạn không cần phải "nhớ", nhưng chưa chắc đã hiểu. Thầy cô sẽ giúp các bạn đi từ học nhớ sang học hiểu”.

“Từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau, thậm chí có trợ lý AI nên các bạn không cần phải "nhớ", nhưng chưa chắc đã hiểu. Thầy cô sẽ giúp các bạn đi từ học nhớ sang học hiểu”.

Ngoài ra, các công cụ AI chỉ có thể giúp bạn không cần phải “nhớ” quá nhiều thứ nhưng chưa chắc đã hiểu. Thầy cô sẽ giúp các bạn đi từ học nhớ sang học hiểu.

Vì vậy, Thầy Cô có thể vừa là người giúp bạn trong học tập, nhưng cũng có thể là một người thân, một người bạn trong cuộc sống.

Thực hiện nội dung: Quỳnh Hoa

Ảnh & Video: Lê Vượng

Thiết kế: Đức Hoàng

Cool Air, với thông điệp cổ vũ sinh viên tập trung hơn trong giờ học, bởi đây chính là món quà ý nghĩa với Thầy Cô, hân hạnh đồng hành cùng Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, Báo Tiền Phong.

SVVN

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/tien-si-hoang-anh-duy-thay-co-van-la-nhan-to-vo-cung-quan-trong-de-giup-sinh-vien-hoc-hieu-post1689440.tpo
Zalo