Tiền mặt của nhiều doanh nghiệp tăng hàng chục nghìn tỷ sau một năm

Trong bối cảnh lãi suất hạ nhiệt năm 2024, đa phần các doanh nghiệp đều ghi nhận khoản lãi tiền gửi suy giảm so với cùng kỳ đồng thời kéo theo khoản chi phí đi vay giảm xuống.

Tính tới ngày 3/2, theo thống kê có 18 doanh nghiệp phi tài chính có tổng tiền, tương đương tiền và tiền gửi ngân hàng đạt trên 10.000 tỷ đồng cuối quý IV/2024, tương ứng với tổng giá trị gần 459.000 tỷ đồng.

Một công ty có nhiều quý nắm giữ hàng chục nghìn tỷ tiền mặt là Viettel Global (Mã: VGI) song hiện doanh nghiệp "họ" Viettel này vẫn chưa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV.

Tính tới cuối năm 2024, Tập đoàn Vingroup (Mã: VIC) là doanh nghiệp sở hữu lượng tiền mặt cao nhất sàn chứng khoán tính với 47.762 tỷ. Lượng tiền mặt của Vingroup tăng 37% sau một năm và chiếm 6% tài sản của doanh nghiệp.

Công ty con của Vingroup là Vinhomes (Mã: VHM) cũng ghi nhận lượng tiền nhàn rỗi tăng tới 74% sau một năm lên 31.125 tỷ tại ngày 31/12/2024.

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất của các doanh nghiệp.

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất của các doanh nghiệp.

Á quân nắm giữ tiền mặt trên thị trường chứng khoán là một doanh nghiệp dầu khí - CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn (Mã: BSR) với 43.017 tỷ đồng cuối quý IV, ghi nhận tăng 13% sau một năm nhưng giảm hơn 1.260 tỷ so với mức kỷ lục cuối quý III/2024.

Khoản tiền, tiền gửi ngân hàng của BSR chiếm 49% tài sản của doanh nghiệp và đem về mức lãi tiền gửi 1.248 tỷ đồng năm qua, đóng góp lớn vào việc thu hẹp khoản lỗ nghìn tỷ trong nửa cuối năm ngoái của ông lớn lọc hóa dầu.

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất các quý.

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất các quý.

Trái với đà tăng trưởng tiền mặt trong năm 2024 của BSR thì Tổng công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS - Mã: GAS) lại suy giảm lượng tiền 19% sau một năm và giảm tới 26% sau một quý đồng thời đánh mất ngôi vương khi nhiều quý sở hữu lượng tiền nhàn rỗi lớn nhất trên sàn chứng khoán.

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất các quý.

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất các quý.

Ba doanh nghiệp "họ" dầu khí khác cũng ghi nhận nắm giữ lượng lớn tiền mặt là Petrolimex (Mã: PLX), PV OIL (Mã: OIL) và Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (Mã: PVS).

Một số công ty khác có lượng tiền tăng trưởng hai chữ số trong năm qua là Thế Giới Di Động (Mã: MWG), Tập đoàn FPT (Mã: FPT), Vinamilk (Mã: VNM), Tập đoàn Masan (Mã: MSN), PVS,...

Ở chiều ngược lại, một số doanh nghiệp có lượng tiền suy giảm sau một năm như: PV GAS, Petrolimex, PV OIL, ACV (Mã: ACV), Hòa Phát (Mã: HPG), Sabeco (Mã: SAB).

Tỷ trọng các khoản tiền, tiền gửi trên quy mô tài sản của nhiều doanh nghiệp đạt mức trên 40% như BSR, MWG, PV GAS, FPT, Vinamilk, Sabeco, PVS, VEAM (Mã: VEA), Hóa chất Đức Giang (Mã: DGC), FPT Telecom (Mã: FOX).

Trong bối cảnh lãi suất hạ nhiệt trong năm 2024, đa phần các doanh nghiệp đều ghi nhận khoản lãi tiền gửi suy giảm so với cùng kỳ đồng thời kéo theo khoản chi phí đi vay giảm xuống.

VIC* và VHM* bao gồm cả lãi tiền gửi, đặt cọc và tiền cho vay. (Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất của các doanh nghiệp).

VIC* và VHM* bao gồm cả lãi tiền gửi, đặt cọc và tiền cho vay. (Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất của các doanh nghiệp).

Hoàng Kiều

Nguồn Doanh Nhân VN: https://doanhnhanvn.vn/tien-mat-cua-nhieu-doanh-nghiep-tang-hang-chuc-nghin-ty-sau-mot-nam.html
Zalo