Tiền giả Việt Nam và cách nhận biết

Tiền giả là một vấn nạn mà bất cứ quốc gia nào cũng phải đối mặt. Cùng với sự phát triển của công nghệ sao chụp và xử lý hình ảnh, kỹ thuật làm tiền giả của bọn tội phạm ngày càng tinh vi hơn. Bên cạnh đó, thủ đoạn buôn bán, tiêu thụ tiền giả của bọn tội phạm cũng ngày càng phức tạp. Tuy nhiên, tiền giả dù làm tinh vi đến đâu cũng chỉ gần giống tiền thật về hình thức, không có các yếu tố bảo an hoặc có làm giả một số yếu tố nhưng không tinh xảo và có thể nhận biết được. Mặc dù vậy, nếu người tiêu dùng không nắm được các đặc điểm bảo an của tiền thật, không kiểm tra đồng tiền khi giao dịch thì vẫn có thể là nạn nhân tiềm tàng của tội phạm về tiền giả.

Với mong muốn góp phần giảm thiểu rủi ro về tiền giả và tổn thất của các tổ chức và cá nhân, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cục Phát hành và Kho quỹ) phát hành tài liệu “Tiền Việt Nam và cách nhận biết”, nhằm giới thiệu các đặc điểm bảo an của đồng tiền polymer và hướng dẫn người sử dụng tiền cách kiểm tra, nhận biết tiền thật/tiền giả. Tài liệu này cũng cảnh báo về thủ đoạn tiêu thụ tiền giả của tội phạm và quy định của pháp luật trong phòng, chống tiển giả, bảo vệ tiền Việt Nam.

Tiền polymer Việt Nam

Nội dung cơ bản

- Mặt trước: hình chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ouốc huy; dòng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” mệnh giá bằng số và bằng chữ; hoa văn trang trí

- Mặt sau: dòng chữ “NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM”; mệnh giá bằng số và bằng chữ, phong cảnh hoặc công trình kiến trúc lịch sử, văn hóa; hình hoa văn trang trí

Các đặc điểm bảo an cơ bản

- Hình bóng chìm

-Dây bảo hiểm

-Hình định vị

-Yếu tố in lõm (nét in nổi)

-Mực đổi màu - OVI (Mệnh giá 100.000đ, 200.000đ và 500.000đ)

- Hình ẩn nổi (Mệnh giá 10,000đ, 20.000đ, 50.000đ và 200.000d)

- IRIODIN (dải màu vàng lấp lánh)

- Cửa sổ lớn có số mệnh giá dập nổi

- Cửa sổ nhỏ có yếu tố hình ẩn - DOE (Mệnh giá 50.000đ, 100.000đ, 200.000đ và 500.000đ)

- Mảng chữ siêu nhỏ

- Mực không màu phát quang khi soi dưới đèn cực tím

-Số sêri phát quang khi soi dưới đèn cực tím

Lưu ý: Mệnh giá khác nhau có thiết kế đặc điểm bảo an khác nhau về vị trí, hình dạng. Ví dụ: cửa số lớn ở mệnh giá 500.000đ có hình hoa sen cách điệu, ở mệnh giá 100.000đ có hình bút lông trên nghiên mực.

Quy định của Pháp luật về phòng chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam

Các hành vi bị cấm

- Làm tiền giả; vận chuyển, tàng trữ, lưu hành tiền giả.

- Hủy hoại đồng tiền trái pháp luật.

- Từ chối nhận, lưu hành đồng tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông do Ngân hàng Nhà nước phát hành.

- Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.

(Điều 23 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010)

Hình phạt đối với tội phạm tiền giả

- Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

- Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

- Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 50.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

- Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

(Điều 207 Bộ Luật Hình sự năm 2015)

Quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân:

- Bảo quản tiền Việt Nam trong quá trình quản lý, sử dụng

- Yêu cầu cơ quan chức năng giám định tiền giả, tiền nghi giả theo quy định.

- Kịp thời thông báo cơ quan công an, cơ quan có thẩm quyền có quân đội, hải quan nơi gần nhất về các hành vi vi phạm quy định về phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam.

- Tuân thủ các quy định về quản lý, sao chụp hình ảnh tiền Việt Nam

(Điều 20 Nghị định 87/2023/NĐ-CP ngày 8/12/2023)

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Nguồn Thanh Hóa: http://baothanhhoa.vn/tien-gia-viet-nam-va-cach-nhan-biet-223281.htm
Zalo