Tiền công đức, tài trợ ở di tích do nhà nước quản lý được sử dụng thế nào?

UBND tỉnh Hải Dương đã quy định về việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho các di tích và hoạt động lễ hội do cơ quan nhà nước tổ chức.

Tiền công đức, tài trợ sẽ được sử dụng để tu sửa, bảo dưỡng, cải tạo các công trình...

Tiền công đức, tài trợ sẽ được sử dụng để tu sửa, bảo dưỡng, cải tạo các công trình...

Theo đó, di tích đồng thời là cơ sở tôn giáo giao cho Ban Quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc quản lý, sử dụng thì người đại diện cơ sở tôn giáo có trách nhiệm chi trả cho Ban Quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc 50% số thu tiền công đức, tài trợ để sửa chữa, bảo dưỡng, cải tạo, nâng cấp, xây dựng các công trình phụ trợ dùng chung; chi phí bảo đảm an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường và các chi phí quản lý chung khác.

Đối với di tích không là cơ sở tôn giáo giao cho Ban Quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc quản lý, sử dụng thì trích 5% số thu tiền công đức, tài trợ chuyển vào tài khoản của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tạo nguồn kinh phí tu bổ, phục hồi đối với các di tích khác trên địa bàn tỉnh. Trích 33% số thu tiền công đức, tài trợ để chi hoạt động lễ hội. Trích 11% số thu tiền công đức, tài trợ để chi hoạt động thường xuyên của đơn vị. Số thu tiền công đức, tài trợ còn lại để chi các khoản đặc thù.

Người đại diện chùa Thanh Mai (Chí Linh) có trách nhiệm chi trả cho Ban Quản lý di tích TP Chí Linh 10% số thu tiền công đức, tài trợ. Người đại diện chùa Nhẫm Dương (Kinh Môn) có trách nhiệm chi trả cho Ban Quản lý di tích thị xã Kinh Môn 5% số thu tiền công đức, tài trợ...

Xem chi tiết quy định tại đây.

PV

Nguồn Hải Dương: https://baohaiduong.vn/tien-cong-duc-tai-tro-o-di-tich-do-nha-nuoc-quan-ly-duoc-su-dung-the-nao-395663.html
Zalo