Tiệm phở từng là Sở chỉ huy tiền phương của biệt động Sài Gòn

Nằm trên đường Lý Chính Thắng (quận 3, TPHCM), tiệm phở Bình không chỉ nổi tiếng với hương vị phở truyền thống được nhiều thế hệ thực khách yêu thích, mà còn gắn liền với một dấu ấn đặc biệt trong lịch sử cách mạng Việt Nam.

Chủ tiệm phở Bình là ông Ngô Toại (tức Ngô Duy Ái), mang công thức làm phở của mình từ miền Bắc vào những năm cuối thập kỷ 50. Ít ai ngờ rằng, phía sau tiệm phở nhỏ này lại là một cơ sở hoạt động bí mật của lực lượng biệt động Sài Gòn trong những năm kháng chiến chống Mỹ.

Tiệm phở nằm tại căn nhà số 7, đường Lý Chính Thắng, quận 3, TPHCM. Ảnh: Bảo Nghĩa

Tiệm phở nằm tại căn nhà số 7, đường Lý Chính Thắng, quận 3, TPHCM. Ảnh: Bảo Nghĩa

Tiệm phở được xây dựng theo kết cấu một trệt, ba lầu và một sân thượng. Tầng trệt – nơi đặt tiệm phở – rộng khoảng 4mx19m, nở hậu. Giữa nhà có cầu thang đá rửa dẫn lên các tầng trên. Bếp nấu nằm sát mặt trước, chiếm phần hành lang, phía sau là khu vực ăn uống được bố trí gọn gàng, có lối đi ở giữa.

Từ tầng một trở lên, mỗi tầng được chia làm hai phòng: phòng phía trước rộng khoảng 3mx3,5m; phòng phía sau rộng 3mx4m. Phía trước mỗi lầu có hàng ba rộng 1,2mx4m, được che bằng tấm sáo trúc, tạo sự kín đáo và thuận tiện quan sát.

Di tích Phở Bình ghi dấu tinh thần bất khuất, ý chí quyết thắng của lực lượng biệt động Sài Gòn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ảnh: Bảo Nghĩa

Di tích Phở Bình ghi dấu tinh thần bất khuất, ý chí quyết thắng của lực lượng biệt động Sài Gòn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ảnh: Bảo Nghĩa

Nhờ nằm trong khu dân cư đông đúc, hoạt động kinh doanh ổn định và không gây chú ý, tiệm phở Bình được chọn làm nơi tiếp nhận tài liệu, chuyển giao thông tin của đơn vị biệt động. Các chiến sĩ trong đội biệt động cũng được bố trí trong vai người giúp việc tại tiệm phở.

Phòng phía sau lầu một từng là nơi trú đóng bí mật của một trung đội nữ gồm các thành viên từ nhiều bộ phận khác nhau như điện đài, y tế, giao liên… trực thuộc Sở chỉ huy Tiền phương – Phân khu 6 (thuộc Đặc khu Sài Gòn – Gia Định).

Theo Trang tin Điện tử Đảng bộ TPHCM, vào cuối tháng 1-1968, tiệm Phở Bình trở thành điểm tập kết quan trọng trước giờ nổ ra cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân. Nơi đây là căn cứ hội họp, truyền đạt mệnh lệnh cuối cùng cho chiến dịch lịch sử. Hơn 100 chiến sĩ thuộc đơn vị F100 đã bí mật tập kết tại tiệm phở trong nhiều ngày, chờ lệnh tấn công vào các mục tiêu trọng yếu như Đại sứ quán Mỹ và các cơ quan đầu não của chính quyền Sài Gòn.

Dưới đây là một số hình ảnh hiện tại ở tiệm Phở bình do Sài Gòn Tiếp Thị thực hiện vào tháng 4-2025:

Ảnh các đồng chí Bộ chỉ huy phân khu 6 tại trụ sở. Ảnh: Bảo Nghĩa

Ảnh các đồng chí Bộ chỉ huy phân khu 6 tại trụ sở. Ảnh: Bảo Nghĩa

Bức ảnh ông Ngô Toại và huân, huy chương được Đảng và Nhà nước tặng vì thành tích hoạt động cách mạng. Ảnh: Bảo Nghĩa

Bức ảnh ông Ngô Toại và huân, huy chương được Đảng và Nhà nước tặng vì thành tích hoạt động cách mạng. Ảnh: Bảo Nghĩa

Hình ảnh khách nước ngoài tham quan di tích được lưu lại tại phòng trưng bày. Ảnh: Bảo Nghĩa

Hình ảnh khách nước ngoài tham quan di tích được lưu lại tại phòng trưng bày. Ảnh: Bảo Nghĩa

Bức ảnh tiền thân của phở Bình. Ảnh: Bảo Nghĩa

Bức ảnh tiền thân của phở Bình. Ảnh: Bảo Nghĩa

Khách có thể tham quan phòng trưng bày ở lầu 1 của căn nhà; 2 lầu còn lại là nơi sinh hoạt của gia đình. Ảnh: Bảo Nghĩa

Khách có thể tham quan phòng trưng bày ở lầu 1 của căn nhà; 2 lầu còn lại là nơi sinh hoạt của gia đình. Ảnh: Bảo Nghĩa

Sau ngày đất nước thống nhất, căn nhà số 7 Lý Chính Thắng được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia theo Quyết định số 1288-VH/QĐ ngày 16-11-1988 của Bộ Văn hóa. Ảnh: Bảo Nghĩa

Sau ngày đất nước thống nhất, căn nhà số 7 Lý Chính Thắng được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia theo Quyết định số 1288-VH/QĐ ngày 16-11-1988 của Bộ Văn hóa. Ảnh: Bảo Nghĩa

Nơi đây trở thành “địa chỉ đỏ”, thu hút hàng trăm lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu về một thời kỳ đấu tranh gian khổ mà kiên cường của dân tộc. Trong ảnh, chủ tiệm phở Bình hiện tại giới thiệu các câu chuyện lịch sử đến khách. Ảnh: Bảo Nghĩa

Nơi đây trở thành “địa chỉ đỏ”, thu hút hàng trăm lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu về một thời kỳ đấu tranh gian khổ mà kiên cường của dân tộc. Trong ảnh, chủ tiệm phở Bình hiện tại giới thiệu các câu chuyện lịch sử đến khách. Ảnh: Bảo Nghĩa

Ngày nay, tiệm phở vẫn hoạt động bình thường tại địa chỉ cũ, giữ nguyên phong cách phục vụ giản dị và hương vị phở truyền thống. Ảnh: Bảo Nghĩa

Ngày nay, tiệm phở vẫn hoạt động bình thường tại địa chỉ cũ, giữ nguyên phong cách phục vụ giản dị và hương vị phở truyền thống. Ảnh: Bảo Nghĩa

Du khách khi đến đây không chỉ có thể thưởng thức một tô phở đậm đà mang dấu ấn thời gian, mà còn được tận mắt chứng kiến không gian gắn liền với một thời kỳ lịch sử hào hùng. Ảnh: Bảo Nghĩa

Du khách khi đến đây không chỉ có thể thưởng thức một tô phở đậm đà mang dấu ấn thời gian, mà còn được tận mắt chứng kiến không gian gắn liền với một thời kỳ lịch sử hào hùng. Ảnh: Bảo Nghĩa

Bảo Nghĩa Đăng Huy

Nguồn Sài Gòn Tiếp Thị: https://sgtt.thesaigontimes.vn/tiem-pho-tung-la-so-chi-huy-tien-phuong-cua-biet-dong-sai-gon/
Zalo